Chịu khó tìm tòi, học hỏi mô hình sản xuất, chăn nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao, chị Đặng Thị Bích Vân ở thôn 2 xã Hòa Phong (Krông Bông - Đắk Lắk) đã thử nghiệm thành công mô hình đa cây, đa con trong trang trại rộng 2ha của gia đình.
Đặc biệt, gần đây, chị phát triển nuôi gà bằng ấu trùng ruồi lính đen (còn gọi là sâu canxi), đây là nguồn thức ăn sạch, giàu chất dinh dưỡng. Theo các nhà khoa học phân tích thì ấu trùng ruồi lính đen trước giai đoạn hóa nhộng có thành phần dinh dưỡng cao, gồm: 43 - 51% protein, 15-18% chất béo, 2,8% - 6,2% canxi, 1-1,2% phốtpho, đủ chất dinh dưỡng làm thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm. Đồng thời, với ưu thế vòng tròn khép kín, sau khi gà ăn ấu trùng ruồi lính đen thải ra phân không gây mùi hôi thối mà trở thành nguồn thức ăn cho ấu trùng ruồi để tái đàn và là nguồn phân sinh học bón cho các loại cây trồng, thân thiện với môi trường.
Qua tìm hiểu thông tin trên internet, tháng 7/2019, chị Vân mua 50g trứng ruồi lính đen ở Vĩnh Long với giá 1.500.000 đồng về nuôi thử nghiệm và nhân giống. Nhờ tận dụng được nguồn phế thải, phế phẩm như trái cây, rau - củ - quả hư hỏng, bã sắn… và thực hành đúng quy trình hướng dẫn nên ngay từ đợt đầu, chị đã nuôi cấy thành công ấu trùng ruồi lính đen, cứ 1g trứng được 4 kg ấu trùng, sau 3 tuần sẽ thành kén và nở thành ruồi. Có nguồn thức ăn dồi dào và diện tích vườn thoáng rộng, chị làm chuồng trại theo hình thức nhà sàn (để tận thu nguồn phân) và mua 500 gà con về nuôi, cho ăn ấu trùng ruồi. Qua 4,5 tháng nuôi, gà bình quân đạt 2,5 kg/con, chất lượng thịt thơm, ngon, được người tiêu dùng ưa chuộng. Với giá bán hiện tại, chị thu về 75.000.000 đồng, trừ chi phí, lãi 30.000.000 đồng.
Chị Vân cho biết: Nuôi ấu trùng ruồi tiết kiệm được mặt bằng, khoảng 15 ngày sẽ cho thu 15 - 20kg thức ăn/m2 ( trong khi nuôi giun quế 1m2 phải nuôi trong 2 tháng nhưng chỉ cho ra 3kg), giá thành ấu trùng khoảng 5.000 đồng/kg, nhưng phân gà sau khi nhân cấy bán được 3.000 đồng/ kg… Sắp tới, gia đình sẽ phát triển đàn gà lên gấp 2-3 lần và nuôi nhiều đợt để đạt mục tiêu nuôi gà 0 đồng (không tốn chi phí thức ăn).
Chưa dừng ở việc nuôi gà, năm 2019, nhờ nguồn vốn vay 50 triệu đồng của Ngân hàng Chính sách xã hội đối với hộ sản xuất, kinh doanh ở vùng đặc biệt khó khăn, chị mua 2 con bò sinh sản (nay phát triển lên 6 con); số tiền còn lại đầu tư chuyển 0,5ha trồng sắn sang trồng quýt đường; chăm sóc 1,5ha cà phê (thu hoạch 3,5 tấn nhân/năm), 1,5ha sắn. Bình quân mỗi năm gia đình chị thu lãi trên 200 triệu đồng.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.