Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2019 | 14:11

Nuôi tằm dưới nền nhà: Bước tiến mới

Nhờ áp dụng tiến bộ kỹ thuật, nghề trồng dâu nuôi tằm trên nong dần được thay thế bằng nuôi tằm trên nền đất.

tam_dat.jpg
Tằm được nuôi dưới nền nhà.

 

Tiêu biểu áp dụng mô hình này là HTX nông nghiệp và dịch vụ Tiến Đạt (Bảo Yên - Lào Cai), giúp người trồng dâu nuôi tằm nâng cao thu nhập.

Chuyển đổi sang trồng dâu nuôi tằm

Ông Trần Kim Toản ở thôn Cóc Khiểng (xã Việt Tiến) cho biết: Gia đình  trước kia thu nhập chính từ trồng mía, trồng ngô, chỉ đủ ăn, không dư dả gì nhiều. Cuối năm 2017 đầu năm 2018, sau khi được HTX Tiến Đạt giới thiệu kỹ thuật mới về nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình mạnh dạn chuyển đổi 7.200m2 trồng mía, ngô sang trồng cây dâu nuôi tằm.

“Năm 2018, do diện tích dâu mới trồng, chưa kịp xây nhà nuôi tằm nên gia đình chỉ kịp nuôi 2 tháng được 5 lứa tằm, mỗi lứa 4 vòng tằm, tổng cộng xuất bán được 20 kg tằm giống ở tuổi 3 cho bà con với giá 200.000 đ/kg, thu về 4 triệu đồng; thu được hơn 100 kg kén tằm, xuất bán với giá 120.000 đồng/kg cho HTX Tiến Đạt, thu được trên 12 triệu đồng. Đầu năm 2019, tôi đầu tư xây dựng 2 nhà tằm với diện tích trên 120m2, trong tháng 2 vừa qua tôi nuôi được 2 lứa tằm giống, mỗi lứa 20 vòng tằm, xuất bán được 40kg tằm giống ở tuổi 3 cho bà con trong xã, thu về 8 triệu đồng. Với hiệu quả kinh tế như vậy, sắp tới gia đình sẽ tiếp tục mở rộng diện tích trồng dâu...”, ông Toản chia sẻ.

Ông Toản cho biết thêm, năm 2017 -  2018, xã Việt Tiến có 68 hộ dân ký hợp đồng liên kết với HTX để nhận chuyển giao tiến bộ kỹ thuật với tổng diện tích chuyển đổi 12,3ha. Đến nay, các hộ này đều có thu nhập ổn định. Sắp tới, nhiều hộ  có ý định chuyển đổi đất nông nghiệp canh tác kém hiệu quả sang trồng dâu nuôi tằm.

Thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha

Để tìm hiểu rõ hơn về tiến bộ kỹ thuật trong nghề trồng dâu nuôi tằm, chúng tôi tìm gặp ông Đỗ Văn Tiến, Phó giám đốc HTX Tiến Đạt. Ông Tiến cho biết, qua khảo sát ông nhận thấy khí hậu, đất đai ở nhiều xã của huyện Bảo Yên phù hợp với nghề này, đặc biệt, thời gian gần đây do biến đổi khí hậu, đất ven sông, suối thường xuyên ngập lụt, các loại cây trồng khác không thích ứng được mà cây dâu có thể chịu úng  10-15 ngày, nước rút đi sau 1 tuần là có thể tiếp tục hái lá, chính vì vậy, ông quyết định đưa cây dâu về Bảo Yên. Trước đây, nghề trồng dâu nuôi tằm ở một số địa phương gặp thất bại vì một số lý do như chưa nắm vững kỹ thuật chăm sóc, giống không phù hợp, đầu ra không ổn định… Nhưng nay, với kỹ thuật mới, giống tằm, giống dâu mới, những năm đầu, HTX đầu tư 100% giống, hỗ trợ trước phân bón chuyên dụng cho cây dâu, đầu ra được HTX đảm bảo, bà con yên tâm đầu tư sản xuất.

Ông Tiến chia sẻ, trước kia kỹ thuật trồng dâu nuôi tằm của người dân còn lạc hậu khi chỉ nuôi tằm 1 giai đoạn nhưng lại mất nhiều công chăm sóc. Bây giờ áp dụng phương pháp nuôi mới, sẽ nuôi 2 giai đoạn với công nghệ nuôi tằm dưới nền nhà, đem hiệu quả hơn so với nuôi tằm trên nong.

Ngoài ra, kỹ thuật thu hoạch kén bằng né truyền thống đã được thay đổi theo thu hoạch bằng né công nghệ mới cho năng suất cao hơn. Bên cạnh đó, nhờ áp dụng kỹ thuật mới nên số bữa cho tằm ăn giảm chỉ còn 4 lần/ngày, có thể cắt cả cành dâu rải cho tằm ăn mà không phải vặt từng lá như trước…

Về vấn đề chất lượng giống, HTX đã đưa giống dâu lai Quế ưu 2, GQ 2 vào trồng, là giống có chất lượng cao, lá to, dày, mềm và bóng, năng suất lá 35 - 40 tấn/ha/năm; thời vụ trồng quanh năm, hệ số nhân giống cao, thích ứng rộng với nhiều vùng sinh thái, chống chịu sâu bệnh và các điều kiện bất lợi như hạn, úng tốt. Bên cạnh đó, giống tằm khi đem về nuôi là giống lưỡng hệ TN1827, là giống kén trắng của Việt Nam được Trung tâm Nghiên cứu dâu tằm tơ Trung ương lai tạo chọn lọc thành công, 1 kg giống năng suất đạt 18 - 25 kg kén.

Hiện tại, HTX có vùng nguyên liệu trên 150ha. Về đầu ra, HTX chủ động ký hợp đồng liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm, thu mua theo giá thị trường và đưa ra giá sàn thấp nhất là 110.000 đ/kg kén nếu giá thị trường thấp hơn giá sàn.

Theo ông Tiến, hiện giá kén trên thị trường là 120.000 đồng/kg, HTX ký hợp đồng thu mua tất cả sản phẩm của những hộ dân đã được HTX chuyển giao tiến bộ kỹ thuật theo giá thị trường. Nếu 1 hộ dân trồng dâu bình thường sau 7 tháng sẽ cho thu hoạch, với 1ha trồng dâu theo kỹ thuật mới sẽ thu được  35-40 tấn lá, trong khi đó chỉ khoảng 12 - 13 kg lá dâu sẽ cho ra 1 kg kén. Với giá kén trên thị trường hiện tại, trừ chi phí, người dân có thể có thu nhập 300 - 500 triệu đồng/ha.

 

 

Hồng Phúc
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top