Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 13 tháng 12 năm 2019 | 13:27

Nuôi vịt bầu Lâm Thượng: Thay đổi tập quán chăn nuôi

Vịt bầu Lâm Thượng là giống vịt bản địa của xã Lâm Thượng (Lục Yên - Yên Bái). Đây là giống vịt có đặc điểm cổ ngắn, chân thấp hơn so với các loài vịt lai, có trọng lượng trưởng thành trung bình đạt 2,2-2,5 kg/con, lớn nhanh, sau nuôi 4-5 tháng có thể xuấ

tr11d.jpg
Anh Đỗ Việt Bắc chăm sóc đàn vịt bầu Lâm Thượng.

 

Đây là giống vịt có đặc điểm cổ ngắn, chân thấp hơn so với các loài vịt lai, có trọng lượng trưởng thành trung bình đạt 2,2-2,5 kg/con, lớn nhanh, sau nuôi 4-5 tháng có thể xuất bán.

Lãi 30 triệu đồng/400 con vịt

Là giống vịt ngon nổi tiếng bởi thịt chắc, dày thịt, ít mỡ, ngọt đậm. Sau khi luộc, da vịt cho màu vàng, mọng căng. Chính bởi những đặc điểm trên nên vịt bầu Lâm Thượng được nhiều thương lái tìm mua và giá bán luôn ở mức 70.000 - 75.000 đồng/kg, cao hơn so với các giống vịt khác  20.000 - 25.000 đồng/kg.

Nắm bắt được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng cũng như mở thêm hướng chăn nuôi mới cho người dân, tháng 7/2019,  Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái đã xây dựng và triển khai mô hình “Chăn nuôi vịt bầu”.

Hộ anh Đỗ Việt Bắc, thôn 3, xã Việt Hồng (Trấn Yên) tham gia mô hình với quy mô 400 con vịt giống vịt bầu Lâm Thượng, được hỗ trợ 70% chi phí về giống và vật tư (cám, thuốc thú y…), hộ dân đối ứng 30% giống và vật tư còn lại. Hộ tham gia mô hình được cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến nông tỉnh trực tiếp tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật nuôi vịt theo hướng an toàn dịch bệnh...

Để đàn vịt khỏe mạnh và lớn nhanh, anh Bắc luôn tuân thủ quy trình kỹ thuật trong quá trình chăn nuôi từ việc xây dựng chuồng trại theo đúng quy cách đảm bảo cao ráo, sạch sẽ, thoáng mát; áp dụng đồng bộ các biện pháp an toàn sinh học trên đàn vịt như thường xuyên vệ sinh khử trùng tiêu độc cho chuồng trại, ao nuôi và các dụng cụ chăn nuôi theo định kỳ, đảm bảo chuồng nuôi sạch sẽ, thoáng mát, phát dọn cây cỏ, diệt ruồi, muỗi, chuột bọ xung quanh môi trường nuôi.

Anh cho vịt ăn thức ăn bao gồm lúa, ngô, rau xanh, thân chuối thái nhỏ kết hợp thêm thức ăn công nghiệp, đảm bảo tỷ lệ đạm 17-19%, thực hiện các biện pháp phòng bệnh tổng hợp như: Phòng bệnh bằng vắc-xin, phòng bằng thuốc tân dược và sử dụng một số loại thuốc để phòng các bệnh như:  cầu trùng, phó thương hàn, bệnh đường hô hấp, đường tiêu hoá, các bệnh nhiễm khuẩn, viêm gan, dịch tả vịt… Bên cạnh đó, đàn vịt được bơi lội tắm rửa hàng ngày nên luôn sạch sẽ, lông bóng mượt. Dự kiến đến cuối tháng 12 này sẽ xuất bán, trọng lượng trung bình ước đạt 2,3kg/con, cung cấp ra thị trường khoảng 870kg vịt hơi, với giá bán trung bình  65.000 đồng/kg, thu về trên 56 triệu đồng, trừ chi phí, lãi 28-30 triệu đồng.

Cơ sở để nhân rộng

Mô hình “Chăn nuôi vịt bầu” theo hướng an toàn dịch bệnh của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Yên Bái sẽ mở ra hướng chăn nuôi mới, góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho một số người dân vùng nông thôn, thay đổi dần tập quán chăn nuôi hướng tới mục tiêu chăn nuôi an toàn, kiểm soát được dịch bệnh.

Kết quả mô hình sẽ là cơ sở để nhân ra diện rộng, góp phần thúc đẩy phong trào chăn nuôi gia cầm, thủy cầm tại địa phương, nâng cao sản lượng và chất lượng đàn gia cầm, thủy cầm trên địa bàn tỉnh Yên Bái, nâng cao thu nhập cho người nông dân, tiến tới thoát nghèo và phát triển bền vững. Đồng thời giảm áp lực lên giá thịt lợn sau dịch tả lợn châu Phi.

 

 

Trần Ngọc Sơn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top