Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 17 tháng 9 năm 2021 | 16:31

OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Thừa Thiên - Huế

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế khẳng định, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

Chương trình OCOP được triển khai thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên - Huế từ cuối năm 2018, với trọng tâm “phát triển các sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương”, là hướng phù hợp phát triển các sản phẩm nông đặc sản có “quy mô”, mang tính đặc trưng và có dư địa phát triển của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Chương trinh OCOP được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên - Huế từ năm 2018.
Chương trình OCOP được triển khai tại tỉnh Thừa Thiên - Huế từ năm 2018.

 

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thừa Thiên - Huế, từ năm 2019 đến 2020, trên địa bàn tỉnh có 34 chủ thể đăng ký tham gia Chương trình với 36 sản phẩm. 100% sản phẩm đã được đánh giá, phân hạng tại cấp huyện, tỉnh. UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt, công nhận cho 25 sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Trong đó, có 06 sản phẩm 4 sao và 19 sản phẩm 3 sao. So với mục tiêu Tỉnh đề ra trong giai đoạn 2019-2020 đã vượt kế hoạch, về cả sản phẩm được nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và sản phẩm phấn đấu 4-5 sao.

Bên cạnh đó, kể từ khi chuyển khai, chương trình đã tạo sức lan tỏa, thu hút sự tham gia và phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế trong việc nâng cấp hoàn thiện sản phẩm theo nhu cầu thị trường và tái cơ cấu tổ chức kinh tế theo hướng liên kết. Các sản phẩm có nhiều chuyển biến tích cực rõ nét về chất lượng và bao bì nhãn mác, truy xuất nguồn gốc, một số sản phẩm có vùng nguyên liệu được hỗ trợ chứng nhận VietGAP, chứng nhận hữu cơ...

Trong giai 2021-2025, tỉnh Thừa Thiên - Huế phấn đấu mục tiêu xây dựng mỗi địa phương cấp huyện có 4-6 sản phẩm OCOP chủ lực; có ít nhất 100 sản phẩm được hoàn thiện, nâng cấp, tiêu chuẩn hóa theo tiêu chí sản phẩm OCOP; phát triển từ 2 - 4 làng du lịch sinh thái cộng đồng, kết hợp bảo tồn các giá trị văn hóa tạo ra sản phẩm dịch vụ du lịch tham gia Chương trình OCOP; có ít nhất 5 sản phẩm đạt tiêu chuẩn 5 sao, ...

Chương trình OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.
Chương trình OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân.

 

Phát biểu về vấn đề này, tại cuộc họp triển khai Chương trình OCOP, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Hoàng Hải Minh khẳng định, Chương trình OCOP góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập, đời sống cho nhân dân, vì vậy cần phát huy sức mạnh, vai trò của cộng đồng trong bảo tồn, phát triển sản phẩm truyền thống của địa phương; tạo sức bật cho khu vực kinh tế nông thôn trong giai đoạn tới.

Để đạt được những mục tiêu đã đề ra đối với Chương trình OCOP, ông Hoàng Hải Minh đề nghị ngành Nông nghiệp cần tăng cường phối hợp với các đơn vị liên quan và các địa phương để rà soát tổng thể, đưa ra những giải pháp cụ thể, sát với tình hình thực tế, không chạy theo phong trào.

Tập trung phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh, ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ và vừa để sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần phát triển kinh tế nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn hợp lý, bảo vệ môi trường và bảo tồn những giá trị truyền thống tốt đẹp của nông thôn.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

  • Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Giải pháp tiếp đà tăng tốc

    Năm 2023 để lại nhiều dấu ấn trong cả sản xuất, chế biến và xuất khẩu nông sản, nhất là đối với hai mặt hàng lúa gạo và rau quả.

Top