Hiện nay, tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép trên sông vẫn diễn biến rất phức tạp; phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, liều lĩnh, hoạt động lén lút, chủ yếu vào ban đêm.
Khai thác cát trái phép trên sông
Mới đây, Công an huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), đã tạm giữ phương tiện và lập hồ sơ xử lý Nguyễn Văn Tốt (SN 1973, ngụ huyện Cái Bè), Trần Văn Toàn (SN 1986, ngụ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) về hành vi khai thác khoáng sản (cát sông) trái phép.
Theo kết quả điều tra, trên tuyến sông Tiền (đoạn giáp ranh giữa tỉnh Vĩnh Long và Tiền Giang), Công an huyện Cái Bè đã bắt quả tang Tốt và Toàn đang thực hiện hành vi khai thác cát trái phép từ dưới sông lên sà lan sắt không biển kiểm soát.
Thời điểm kiểm tra, cả hai không xuất trình được giấy phép khai thác cát khoáng sản cũng như giấy tờ chứng minh nguồn gốc phương tiện. Qua làm việc, cả 2 thừa nhận đã sử dụng sà lan có gắn phương tiện khai thác cát trái phép.
Trước đó cũng trên tuyến sông Tiền đoạn thuộc xã Thới Sơn, Công an TP Mỹ Tho đã phối hợp với các lực lượng liên quan kiểm tra và bắt quả tang 2 phương tiện đang thực hiện hành vi khai thác cát trái phép từ lòng sông.
Cả hai phương tiện đều không có biển kiểm soát do Nguyễn Ngọc Đức (SN 1992) và Phạm Văn Rực (SN 1993, cùng ngụ tỉnh Bến Tre) điều khiển, không xuất trình được bằng lái, giấy tờ phương tiện hay giấy phép khai thác khoáng sản.
Trạm Cảnh sát đường thủy Vàm Kỳ Hôn thuộc Phòng Cảnh sát giao thông cũng đã bắt quả tang 2 tàu sắt đang khai thác cát, sỏi trái phép trên nhánh sông Tiền đoạn qua xã Bình Ninh (huyện Chợ Gạo). Hai phương tiện do Thái Văn Hoàng Lam (SN 1985, ngụ tỉnh Bến Tre) và Nguyễn Tấn Sỹ (SN 1983, ngụ tỉnh Long An) điều khiển cũng không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản.
Ngoài ra, Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang, phát hiện 7 phương tiện vận chuyển cát trái phép trên sông Cửa Đại đoạn thuộc xã Phú Đông (huyện Tân Phú Đông). Thuyền trưởng của 7 phương tiện trên không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường và không xuất trình được hóa đơn chứng từ để chứng minh tính hợp pháp của số cát đang vận chuyển.
Bắt giữ 3 ghe và nhiều phương tiện vận chuyển
Mới đây, trên sông Đồng Nai (khu vực giáp ranh phường Long Trường, TP Thủ Đức và xã Long Tân, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai) tổ tuần tra của Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng phát hiện khoảng 23 đối tượng đi trên 05 phương tiện (ghe lặn) đang tiến hành bơm hút cát từ sông Đồng Nai lên 03 phương tiện ghe tải. Khi phát hiện tổ tuần tra các đối tượng trên ghe lặn không chấp hành yêu cầu kiểm tra, chống đối, trốn thoát về rạch không tên thuộc tỉnh Đồng Nai.
Tổ công tác đã bắt giữ 03 phương tiện ghe tải BTr 0254 của ông Phan Văn Nhàn (sinh năm 1977, địa chỉ ấp 4 xã Bình Xuân, TX Gò Công tỉnh Tiền Giang); phương tiện BTr 1221 của ông Lưu Minh Lương (sinh năm 1991, địa chỉ ấp 5 xã, Bình Xuân, thị xã Gò Công tỉnh Tiền Giang) và phương tiện (không số đăng ký) của ông Võ Văn Mãi (sinh năm 1972, địa chỉ ấp Hựu Lộc, xã Long Hựu Tây, huyện Cần Đước, tỉnh Long An). Qua kiểm tra 03 phương tiện có hơn 60m3 cát.
Lực lượng chức năng tiến hành đưa 03 phương tiện trên về Trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng lập biên bản vi phạm hành chính và tạm giữ phương tiện để xác minh làm rõ.
Trung tá Hoàng Văn Trung - Trạm trưởng trạm Biên phòng cửa khẩu cảng Nhà Rồng (Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh) cho biết, hiện nay tình trạng khai thác, vận chuyển cát trái phép trên sông Đồng Nai vẫn diễn biến rất phức tạp; phương thức, thủ đoạn của các đối tượng rất tinh vi, liều lĩnh, hoạt động lén lút, chủ yếu vào ban đêm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.