Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 10 năm 2019 | 13:44

Phát triển cây mè trên đất cát trong mùa nắng nóng

Những năm gần đây, một số hộ ở xã Gio Quang (Gio Linh - Quảng Trị) đã đưa cây mè (miền Bắc gọi là vừng) vào trồng trên vùng đất cát.

vun-me-nha-ba-nguyn.jpgDiện tích trồng mè của người dân thôn Vinh Quang Thượng.

 

Mô hình này không chỉ cho hiệu quả kinh tế cao mà còn phù hợp với sản xuất nông nghiệp trên đất cát trong điều kiện nắng nóng kéo dài.

Vụ hè thu năm nay, gia đình bà Lê Thị Nguyện (thôn Vinh Quang Thượng, xã Gio Quang) trồng 2 sào (1 sào Trung Bộ = 500m2) mè trắng trên vùng đất cát sau vườn nhà. Bà Nguyện cho biết, đất quanh vườn là đất cát, do thiếu nước vào mùa khô nên vài năm nay, thay vì trồng cây màu truyền thống, bà gieo trồng cây mè, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao. Với chi phí đầu tư trồng mè thấp, kĩ thuật canh tác khá dễ dàng, phù hợp với  vùng đất hiếm nước, sau 3 tháng trồng, năng suất đạt khoảng 25kg/sào.

Mè trắng là mặt hàng được thị trường ưa chuộng nên đầu ra khá thuận lợi. “Với 2 sào trồng mè trắng, gia đình có thu gần 2,5 triệu đồng. Đây là cây màu mang lại giá trị kinh tế cao nhất trong các loại cây màu mà tôi trồng trên vườn đất cát trong vụ hè thu năm nay. Hạt mè thu hoạch xong phơi khô có thể bảo quản trong thời gian dài, hạn chế được áp lực bán ra, lại có thể giữ lại làm giống cho vụ sau”, bà Nguyện chia sẻ. 

Được biết, cây mè không kén đất. Thời gian sinh trưởng khoảng 3 tháng, sau khi trồng 1 tháng, cây trổ bông. Khi lá mè chuyển từ xanh sang vàng bắt đầu rụng hoặc khi thấy trái mè thứ 2 - 3 từ dưới lên có dấu hiệu nứt là lúc mè đã chín, có thể thu hoạch.

Trong quá trình trồng cây mè, chỉ cần lượng nước tưới bằng 1/3 - 1/5 so với các cây trồng khác, nhưng thu nhập lại cao hơn gấp 2 - 3 lần, phù hợp với việc chuyển đổi các vùng không chủ động được nguồn nước. Sản phẩm từ cây mè không những dùng làm thực phẩm, mà còn được dùng trong dược phẩm, công nghiệp, sản xuất dầu sinh học, nên đầu ra tương đối ổn định. Việc phát triển cây mè không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế cao mà còn giúp cải tạo vùng đất cát, cũng như hạn chế được việc bỏ đất hoang do thiếu nước vào mùa hạn. 

Ông Lê Văn Thương, cộng tác viên khuyến nông xã Gio Quang phụ trách địa bàn thôn Vinh Quang Thượng, cho biết, thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng lợi nhuận và cải tạo đất cát, người dân thôn Vinh Quang Thượng đã thử nghiệm đưa cây mè vào trồng và đã thành công.

“Hiện nay, tổng diện tích các khu vườn ở Vinh Quang Thượng khoảng 20ha. Rất mong các cơ quan, ban ngành chức năng liên quan có hướng đầu tư để phát triển kinh tế trên vùng cát trong mùa nắng nóng”, ông Thương nói.

Mè là loại cây trồng thích ứng tốt nên có triển vọng thay thế những cây màu kén đất cát, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Với chi phí đầu tư thấp, kĩ thuật canh tác dễ, phù hợp với điều kiện địa phương, mô hình giúp nông dân nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống, hướng đến sản xuất bền vững trên vùng đất cát.

 

 

Phan Việt Toàn
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top