Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 7 năm 2019 | 14:46

Phát triển kinh tế hợp tác, Mỏ Đinh có sản phẩm hàng hóa

Mỏ Đinh (Tràng Xá - Võ Nhai - Thái Nguyên) là vùng núi còn nhiều khó khăn nhưng nhờ tổ chức sản xuất theo mô hình hợp tác xã nên nơi đây đã có sản phẩm hàng hóa.

tr3d.JPG
Ông Suốt (ngoài cùng bên phải) giới thiệu vườn bưởi của gia đình.

Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Trước đây, trong sản xuất nông - lâm nghiệp, người dân Tràng Xá chủ yếu trồng lúa, sắn và trồng keo. Những năm gần đây,chuyển sang trồng một số cây con cho giá trị kinh tế cao hơn như bưởi, cam, chè.

Ông Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch UBND xã, cho biết: Tới nay, cơ cấu cây trồng của Tràng Xá đã có nhiều thay đổi, diện tích cây trồng theo hướng hàng hóa tăng lên nhanh chóng; toàn xã có hơn 200ha chè, trong đó có 5ha chè trồng theo tiêu chuẩn VietGAP và khoảng 200ha bưởi các loại.

“Hiện nay, chúng tôi xác định chè và bưởi là 2 cây mũi nhọn,  không chỉ người dân xóa đói giảm giảm nghèo mà còn đẩy mạnh phát triển kinh tế hộ gia đình. Do vậy, chúng tôi thường xuyên tuyên truyền để người dân chú trọng việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất; phối hợp cùng nhân dân tìm đầu ra cho nông sản; tích cực liên hệ và tìm các chương trình, dự án hỗ trợ về giống, phân bón giúp bà con có hoàn cảnh khó khăn. Phát triển kinh tế hợp tác cũng được chúng tôi quan tâm triển khai, trên địa bàn đã có một số mô hình khá tốt, đơn cử như HTX Đồng Tâm”, ông Tuấn nêu rõ.

Hợp tác để nâng cao hiệu quả

HTX Đồng Tâm được thành lập năm 2017, ban đầu chỉ có 16 thành viên, tới nay có 25 thành viên.

Ông Nguyễn Duy Hợi, Giám đốc HTX, cho biết: Ban đầu, HTX  ưu tiên phát triển kinh tế trồng trọt, chủ yếu là trồng bưởi. Hiện nay, diện tích bưởi của toàn HTX là 21,5ha, nhiều hộ đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm; doanh thu toàn HTX đạt 1,4 - 1,7 tỷ đồng/năm. Nhờ có mô hình HTX nên bà con được hỗ trợ khá nhiều từ phía chính quyền, các đơn vị làm khoa học, các đơn vị đào tạo; được tập huấn, trang bị kỹ thuật, vay vốn, mua vật tư giá ưu đãi,...

Theo ông Nguyễn Đức Thắng (xóm Mỏ Đinh, Tràng Xá), ông tham gia HTX ngay từ ngày mới thành lập. Hiện gia đình có khoảng 2ha bưởi với gần 1.000 gốc, số cây đến thời kì cho quả chưa nhiều nhưng mỗi năm  vẫn thu được khoảng 40 triệu đồng. Từ khi vào HTX, gia đình được trang bị kiến thức chăm sóc, phòng trị sâu bệnh, xây dựng thương hiệu nông sản,... Năm nay, bưởi có một số bệnh lạ như hiện tượng mủ quả, xoăn lá, song gia đình được các đơn vị hướng dẫn, cấp thuốc phun kịp thời nên quả bưởi đã nhẵn và bóng trở lại, cây có sức sống hơn.

Gia đình ông Nguyễn Danh Suốt (xóm Mỏ Đinh), cũng là thành viên ban đầu của HTX, có vườn bưởi khá rộng, có  khoảng 100 gốc 9 – 10 năm tuổi, 500 cây bắt đầu cho ra trái. Ông Suốt chia sẻ: Nhờ vào HTX, gia đình đã được hỗ trợ và học hỏi nhiều kinh nghiệm. Thực hiện chương trình phòng trị bệnh cho bưởi và đề án tạo ngọt cho quả mà HTX đang hợp tác với các nhà khoa học, các đơn vị chuyên môn triển khai, chúng tôi được hướng dẫn tận tình, được cấp phân bón, thuốc phun không phải trả tiền ngay, sau vụ thu hoạch mới thanh quyết toán nên ai cũng hào hứng áp dụng và yên tâm sản xuất.

Ông Nguyễn Hồng Thái, Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện Võ Nhai, tâm sự: Thực hiện chức năng nhiệm vụ của đơn vị, thời gian qua, chúng tôi đã triển khai một số lớp dạy nghề hướng dẫn trồng bưởi và chuyển giao kỹ thuật cho nhân dân xã Tràng Xá. Hiện nay, giống bưởi của bà con do chúng tôi cung cấp, hướng dẫn trồng đang sinh trưởng tốt.

“Để giúp bà con có sản phẩm bưởi đạt chất lượng, chúng tôi còn làm cầu nối giúp HTX Đồng Tâm và các thành viên hợp tác với các đơn vị khoa học, các doanh nghiệp triển khai một số kỹ thuật chăm sóc cho bưởi được ngọt hơn; các nhà cung cấp phân bón, vật tư tạo điều kiện để xã viên có đủ vật tư chăm bón, sau khi thu hoạch sẽ tiến hành thanh toán, đảm bảo với giá ưu đãi hơn so với thị trường”, Giám đốc Nguyễn Hồng Thái nhấn mạnh.

Có lẽ, để phát triển kinh tế hộ gia đình nói chung và cho đồng bào vùng khó khăn nói riêng, bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước, các hình thức liên kết, hợp tác, gắn giữa đào tạo và hợp tác sâu sẽ là giải pháp hữu hiệu giúp người dân có nhiều cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

 

 

Đình Hợi
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top