Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 9 tháng 9 năm 2016 | 1:40

Phong Điền “nâng chất” vườn cây ăn trái

Phong Điền (TP. Cần Thơ) hiện có khoảng 10.500ha đất nông nghiệp, trong đó có gần 6.500ha cây ăn trái và hơn 3.000ha lúa. Thời gian qua, nhiều diện tích trồng cây ăn trái trên địa bàn huyện đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, giúp nhà vườn có thu nhập 200-300 triệu đồng/ha/năm, gấp nhiều lần so với trồng lúa. Đây là cơ sở để huyện xây dựng định hướng phát triển kinh tế vườn những năm tới.

Ông Lương Hoàng Sương ở xã Trường Long chăm sóc vườn cây ăn trái của gia đình vừa cải tạo, trồng mới lại 2 năm nay.

Khẳng định thế mạnh về cây ăn trái

Ông Trần Thái Nghiêm, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Phong Điền, cho biết: Nhiều vườn cây ăn trái của huyện cho hiệu quả kinh tế cao hơn 5-10 lần so với trồng lúa. Thống kê gần đây cho thấy, trong tổng số diện tích cây ăn trái trên địa bàn huyện thì hiện có khoảng 3.500ha trồng các loại trái cây ngon và trái cây đặc sản, giúp nông dân có thu nhập 200-300 triệu đồng/ha/năm; còn lại diện tích trồng các loại cây ăn trái bình thường như: cóc, ổi, chuối... cũng cho thu nhập 100-150 triệu đồng/ha/năm. Trong định hướng phát triển đến năm 2020, Phong Điền phấn đấu đạt 7.500-8.000ha cây ăn trái, tăng 1.000-1.500ha so với hiện nay.

Dù tình hình thời tiết có nhiều bất lợi trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng của nắng hạn kéo dài nhưng phần lớn diện tích cây ăn trái trên địa bàn Phong Điền cho hiệu quả kinh tế khá cao nhờ đầu ra sản phẩm thuận lợi, giá nhiều loại trái cây ở mức cao so với mọi năm. Trong 8 tháng năm 2016, Phong Điền đã thu hoạch   62.532 tấn trái cây, đạt 84,03% kế hoạch, tăng 5,8% so với cùng kỳ 2015.

Cải tạo vườn cây kém hiệu quả

Để phát huy thế mạnh về trồng cây ăn trái, Phong Điền đã và đang tiếp tục tích cực vận động nhân dân cải tạo, nâng chất vườn tạp, vườn hoang và vườn cây đã lão hóa. Đồng thời, huyện cũng tiến hành rà soát và vận động bà con chuyển diện tích đất lúa kém hiệu quả sang trồng cây ăn trái nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp tại địa phương.

Ông Nguyễn Châu (ấp Trường Hòa, xã Trường Long) cho biết: Trước đây, khu vườn của nhà tôi trồng nhãn tiêu da bò. Do cây đã trồng lâu năm nên lão hóa, nhãn lại nhiễm bệnh chổi rồng nên cho hiệu quả kinh tế thấp. Được sự khuyến khích của chính quyền và thấy thời gian qua có nhiều bà con cải tạo vườn mang lại hiệu quả kinh tế cao, tôi quyết định đốn bỏ nhãn tiêu da bò để trồng nhãn Ido và cam sành. Qua 4 tháng trồng, vườn cây phát triển khá tốt”.

Bà Trần Thị Thêm, cùng ngụ xã Trường Long, cho biết: Gia đình đã đốn bỏ 12 công xoài bị lão hóa để trồng khoảng 1.500 gốc mãng cầu xiêm. Đến nay, vườn mãng cầu  bắt đầu cho trái. Gia đình rất vui khi mãng cầu hiện có giá bán trên 20.000 đồng/kg”.

Theo ông Đỗ Văn Chung, Chủ tịch UBND xã Trường Long, bà con đã nhận thức được tầm quan trọng của việc cải tạo vườn nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và phát huy lợi thế của địa phương nên tích cực hưởng ứng. Những tháng qua, người dân trong xã đã cải tạo được hơn 15ha vườn kém hiệu quả; các hộ có diện tích ruộng nằm trong các khu vườn và khu sản xuất lúa kém hiệu quả cũng đã chuyển hơn 20ha sang làm vườn.

Từ đầu năm 2016 đến nay,  Phong Điền đã vận động nông dân  cải tạo vườn bị suy thoái, kém hiệu quả được 311ha. Đồng thời, trên 200ha cấy lúa kém hiệu quả được cải tạo, chuyển sang trồng các loại cây ăn trái, sử dụng các giống được ngành chức năng khuyến khích phát triển như: cam, bưởi, chanh không hạt, nhãn Ido, sầu riêng...

Theo ông Trần Thái Nghiêm, việc cải tạo, nâng chất vườn cây ăn trái trên địa bàn huyện đã và đang có nhiều chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng. Để hỗ trợ nông dân phát huy lợi thế kinh tế vườn, tới đây, ngành nông nghiệp huyện tiếp tục quan tâm hỗ trợ giống cây trồng, giúp bà con đẩy mạnh cải tạo các vườn kém hiệu quả gắn với tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và đẩy mạnh cơ giới hóa các khâu sản xuất, nhất là lắp đặt các hệ thống tưới nước tự động. Quan tâm tập huấn kỹ thuật, dạy nghề trồng cây ăn trái và khuyến cáo bà con sản xuất theo hướng hữu cơ, áp dụng các biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp, trong đó tập trung vào các giải pháp sinh học nhằm tạo ra các sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khuyến khích nông dân tăng cường liên kết theo chuỗi giá trị và tích cực hướng dẫn, hỗ trợ bà con xây dựng các mô hình sản xuất theo VietGAP nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và tạo quy mô sản xuất hàng hóa.

Bằng hình thức hỗ trợ 60% giá trị cây giống cải tạo vườn cây, trong những tháng đầu năm, huyện đã giúp bà con trồng 40ha, với tổng số tiền khoảng 200 triệu đồng. Tuy nguồn hỗ trợ mới đáp ứng khoảng 15% nhu cầu của nhà vườn nhưng cũng góp phần tích cực trong việc định hướng sản xuất và khuyến khích bà con cải tạo, nâng chất kịp thời vườn cây ăn trái.

Khánh Trung

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top