Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 19 tháng 4 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 12 tháng 7 năm 2019 | 13:58

Phòng trừ ốc bươu vàng hại lúa

Từ nay đến đầu tháng 8, ốc bươu vàng (OBV)sẽ gây hại mạnh, làm ảnh hưởng đến diện tích lúa mới cấy ở miền Bắc, khiến người dân phải cấy dặm, cấy lại, ảnh hưởng đến khung thời vụ nếu không có biện pháp phòng trừ hiệu quả.

ocbuou.jpg
Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của ốc bươu vàng.

 

Cây lúa giai đoạn mạ non là thức ăn ưa thích của OBV. Chúng cắn đứt gốc cây mạ hay lúa non rồi nhai thân hoặc lá non, làm trụi cả đám mạ.

Ốc càng lớn, tác hại càng mạnh. Loại  bằng hạt ngô tác hại đã rõ, một con ốc một ngày ăn hết 5,26 - 9,33 dảnh lúa/ngày; khi ốc 4 -  5cm (bằng quả bóng bàn), có thể ăn 11,96 - 14,33 dảnh/ngày.

Chúng có khả năng tự nổi trên mặt nước hoặc tự chìm xuống rất nhanh.

Để hạn chế tối đa tác hại của OBV, Trung tâm Khuyến nông quốc gia khuyến cáo bà con cần thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau:

* Trước khi cấy

 Làm đất kỹ, tập trung, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm, trũng nước.

Dùng phên, lưới có mắt nhỏ chắn nơi lấy nước để ngăn chặn sự di chuyển của OBV đồng thời dễ dàng thu bắt.

 Sau khi bừa lần cuối, để lắng bùn 1-2 ngày trước khi cấy, bắt ốc và ổ trứng vào sáng sớm hoặc chiều mát.

Kéo bao tải đựng đá hoặc vật nặng để tạo rãnh xung quanh ruộng, cứ 10 - 15m tạo một rãnh sâu 5cm và rộng 25cm. Đây là nơi tập trung OBV để dễ xử lý.

Ao, hồ đầm có thể thả thêm cá chép, cá trắm đen bởi ốc con là thức ăn ưa thích của chúng.

* Sau khi cấy

Sử dụng các loại lá cây mà OBV ưa thích như lá chuối, lá đu đủ hoặc xơ mít… để tập trung OBV, giúp dễ bắt và diệt.

Cắm cọc nhử OBV đẻ trứng và tiến hành thu gom ổ trứng thường xuyên tại các cọc cắm, trên bờ cỏ và trên thân cây lúa, nhằm hạn chế lượng ốc nở ra gây hại.

Thời kỳ lúa đẻ nhánh có thể thả vịt vào ruộng để bắt ốc.

Những nơi OBVsống tập trung, nếu chủ động nước có thể sử dụng một trong số các loại thuốc: Bosago 12AB; Apple 700WP; Awar 700WP; Dioto 250EC; Pazol 700WP, Viniclo 70WP, Clodansuper 250WP, 500WP, 700WP; Soliti 15WP; Anhead 6GR, 12GR, Honeycin 6GR; Milax 100GR…

Trên chân ruộng đầu nguồn nước có nuôi thủy sản không nên sử dụng các loại thuốc có tính độc cao đối với động vật thủy sinh.

Đối với ruộng mới cấy hay ruộng lúa đang đẻ nhánh bị OBV gây hại nên giữ mực nước thấp, đắp bờ xung quanh để hạn chế sự di chuyển và phát tán gây hại của ốc; đồng thời cần cấy dặm bổ sung ngay, kết hợp tăng cường chăm sóc, bón phân để thúc đẩy cây lúa đẻ nhánh.

 

 

Hồng Minh
Ý kiến bạn đọc
  • Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Đồng Nai chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa

    Theo đó, tại Kế hoạch số 145 ngày 17/4/2024 về việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa tỉnh Đồng Nai năm 2024, nhằm thực hiện việc chuyển đổi diện tích lúa kém hiệu quả, không đảm bảo nước tưới, năng suất thấp sang trồng các loại cây hàng năm, lâu năm và nuôi trồng thuỷ sản để nâng cao hiệu quả sử dụng đất, tăng thu nhập cho các hộ sản xuất.

  • Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Bá Thước trao sinh kế cho người nghèo phát triển sản xuất

    Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Bá Thước (Thanh Hóa) đã và đang nỗ lực triển khai các mô hình hỗ trợ sinh kế, bước đầu đạt kết quả khả quan, tạo động lực cho người dân trong hành trình thoát nghèo.

  • Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Nghệ An: Trên 4.200ha lúa hè thu có nguy cơ thiếu nước tưới

    Mới đây, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức Hội nghị triển khai đề án sản xuất trồng trọt vụ hè thu-mùa năm 2024.

Top