Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 22 tháng 4 năm 2016 | 1:38

Phúc Thọ: Xây dựng hợp tác xã kiểu mới

Sau hơn 2 năm triển khai Luật HTX năm 2012, nhiều HTX kiểu mới trên địa bàn huyện Phúc Thọ (Hà Nội) đã hình thành, thay thế dần mô hình HTX kiểu cũ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều HTX, nhất là HTX nông nghiệp với quy mô nhỏ, hoạt động kém hiệu quả gặp khó trong việc tổ chức lại hoạt động.

Bước đầu phát huy hiệu quả

Sử dụng dịch vụ máy cấy và gieo trồng do HTX cung ứng trên địa bàn huyện Phúc Thọ.

Hiện, trên địa bàn huyện Phúc Thọ có 36 HTX, thu hút trên 75.000 xã viên, chiếm trên 40% dân số toàn huyện. Trong đó, có 33 HTX nông nghiệp và 3 HTX dịch vụ chuyên ngành nông nghiệp mới được thành lập. Vượt qua mọi khó khăn, các HTX đã phát huy tốt vai trò của mình trong xây dựng nông thôn mới. Điều này thể hiện qua các hoạt động đóng góp tích cực vào phát triển, xây dựng các vùng sản xuất tập trung, tham gia chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm và thu nhập cho người dân.

Tiêu biểu trong số đó là HTX Nông nghiệp Hát Môn, đã xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa  50ha, năng suất đạt trên 60 tạ/ha. Có thuận lợi về trồng lúa, hàng năm, HTX hỗ trợ nông dân đưa các giống mới cho năng suất cao như Nàng Xuân, Sơn Lâm... vào sản xuất.

Bên cạnh đó, nhiều HTX đã đầu tư mua máy móc nông nghiệp để làm dịch vụ các khâu làm đất, gieo cấy, thu hoạch. Điển hình như HTX Nông nghiệp Xuân Phú, HTX Nông nghiệp Phụng Thượng.

Ngoài các HTX cũ, một số HTX mới được thành lập cũng đi vào hoạt động hiệu quả như HTX Bảo Khánh sản xuất măng tây xanh, HTX Xanh Nhất Tâm sản xuất rau mầm (xã Hiệp Thuận), cung cấp nguồn sản phẩm phong phú cho thị trường và nâng cao thu nhập cho người dân.

Phải quan tâm đến nhu cầu thị trường

Theo xu hướng mới, HTX không chỉ đơn thuần làm những dịch vụ công ích mà phải đem lại lợi nhuận thực sự cho các thành viên. Để mô hình HTX kiểu mới hoạt động theo cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi HTX phải chủ động được nguồn vốn lớn. Tuy nhiên, phần lớn các HTX trên địa bàn huyện Phúc Thọ hiện chưa thiết lập được mối quan hệ tín dụng với các ngân hàng thương mại do không đủ điều kiện thế chấp tài sản. Bởi vậy, đại bộ phận HTX không đủ vốn hoạt động và mở mang sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hỗ trợ kinh tế cho xã viên. Đối với 15 HTX đã chuyển đổi theo Luật HTX 2012, hiện đang gặp khó khăn trong việc xác định xã viên cũ, tài sản, vốn, quỹ và công nợ. Hiện tại, vẫn còn tình trạng nợ đọng kéo dài từ những năm 1995 trở về trước. Bên cạnh đó, một bộ phận không nhỏ người dân, xã viên còn có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế cũng như sản xuất...

Một vấn đề nữa là, hiện nay, đa số hoạt động dịch vụ của HTX mới chỉ phục vụ sản xuất nông nghiệp thuần túy, không có tính cạnh tranh. Ngoài ra, các HTX chưa mở rộng được các dịch vụ mới để tăng thu nhập cho các thành viên HTX.

Theo đánh giá của UBND huyện Phúc Thọ, một trong những vướng mắc chính là do nhận thức của các cấp chính quyền và người dân còn hạn chế. Cụ thể, nhiều người dân chưa hiểu rõ những tiến bộ và lợi ích của HTX mới so với kiểu cũ. Cùng với yếu tố chủ quan là trình độ năng lực yếu kém, đa phần cán bộ HTX nông nghiệp đều thiếu chủ động trong xây dựng kế hoạch chuyển đổi. Để giải quyết vấn đề này, theo ông Nguyễn Văn Đạc, Phó chủ tịch UBND huyện Phúc Thọ, các xã và ban giám đốc HTX cần quan tâm tới nhu cầu của thị trường tại địa phương để đưa ra những dịch vụ phù hợp. Ngoài những dịch vụ nông nghiệp như cày bừa, cấy, gặt, làm mương, HTX cần phát huy tối đa vai trò là cầu nối giữa người dân với doanh nghiệp trong việc tiêu thụ sản phẩm…

Trong khi người dân còn chưa nhận thức đầy đủ về Luật HTX 2012 thì sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp xã trong việc chuyển đổi  HTX là hết sức quan trọng.

P.V

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tháo gỡ khó khăn trong phát triển chăn nuôi

    Quảng Ngãi tăng cường ngăn chặn nhập lậu, vận chuyển trái phép động vật, sản phẩm động vật; kiểm soát tốt dịch bệnh, phát triển chăn nuôi bền vững, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật đảm bảo an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm.

  • Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Ðiền hỗ trợ nông dân phát huy hiệu quả vườn cây ăn trái

    Phong Điền có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất trên địa bàn TP Cần Thơ. Những năm qua, diện tích trồng cây ăn trái của huyện liên lục tăng, hiệu quả sản xuất được nâng cao, tăng thu nhập cho nông dân.

  • Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    Triển vọng hai giống lúa chất lượng HG12 và HN6

    HG12 và HN6 là hai giống lúa thuần đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT công nhận lưu hành, trình diễn qua 05 vụ sản xuất tại nhiều đồng ruộng khác nhau trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, mang lại kết quả đáng ghi nhận.

  • Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Trang trại VAC cho thu nhập 1,6 tỷ đồng/năm có gì đặc biệt?

    Với quyết tâm xóa đói giảm nghèo, thay đổi thói quen sản xuất, nâng cao thu nhập cho gia đình, ông Nguyễn Duy Vĩnh - hội viên Hội Cựu chiến binh xã Bãi Trành (Như Xuân, Thanh Hóa) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư, xây dựng mô hình trang trại VAC, mang lại thu nhập 1,6 tỷ đồng mỗi năm.

  • Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Chàng kỹ sư điện nuôi gà độc lạ

    Sau 4 năm thực hiện nuôi gà bằng thảo mộc, chàng trai Hà Minh Nguyện (SN 1993), phường Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa) đã tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị dinh dưỡng cao. Hiện, trứng gà thảo mộc của Nguyện đã có mặt trên thị trường trong và ngoài tỉnh.

  • Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Làng Thanh niên lập nghiệp nơi biên cương

    Những chàng trai, cô gái đã đem sức trẻ chinh phục núi rừng để xây dựng quê hương thứ 2 ở Làng Thanh niên lập nghiệp (TNLN) A Lưới, khu vực biên giới tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từng bước xây dựng Làng trở thành mô hình điểm về phát triển kinh tế hiệu quả do chính thanh niên làm chủ.

Top