Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 10 tháng 7 năm 2020 | 10:12

Quảng Điền: 100% xã đạt chuẩn NTM, hướng tới NTM kiểu mẫu

Quảng Điền là đơn vị cấp huyện thứ 2 tại tỉnh Thừa Thiên - Huế (sau TX. Hương Thủy) có 100 % số xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Hiện, huyện Quảng Điền đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu và NTM nâng cao.

Sau khi 02 xã Quảng Thái và Quảng Ngạn (Quảng Điền) được Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế ký quyết định công nhận xã đạt chuẩn NTM ngày 06/7/2020, huyện Quảng Điền đã trở thành địa phương cấp huyện thứ hai tại tỉnh Thừa Thiên - Huế có 100% xã (10/10 xã) đạt chuẩn NTM.

Hiện, huyện Quảng Điền đã xây dựng kế hoạch duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt đối với các xã đạt chuẩn NTM nhằm phấn đấu xây dựng đạt chuẩn xã NTM nâng cao.

 

Quảng Điền là địa phương cấp huyện thứ 2 của tỉnh Thừa Thiên - Huế có 100% xã đạt chuẩn NTM.
Quảng Điền là địa phương cấp huyện thứ 2 của tỉnh Thừa Thiên - Huế có 100% xã đạt chuẩn NTM.

 

PV Kinh tế nông thôn đã có buổi trao đổi với Bí thư Huyện ủy Quảng Điền Nguyễn Đình Đức về chặng đường 10 năm xây dựng NTM và những định hướng phát triển sắp tới của địa phương.

PV: Thưa ông, trước tiên xin được chúc mừng huyện Quảng Điền đã có 100% xã đạt chuẩn NTM. Xin ông cho biết, địa phương có được thành tích này là nhờ những yếu tố nào?

Ông Nguyễn Đình Đức: Để có được thành tích nổi bật như hôm nay là nhờ: thứ nhất, đây là một chủ trương đúng, có sự chỉ đạo tập trung từ Trung ương đến cơ sở và được sự hưởng ứng đồng tình ủng hộ của Nhân dân; thứ hai, ở cơ sở phải làm tốt công tác tuyên truyền cho Nhân dân hiểu bản chất của việc xây dựng NTM và người dân phải hiểu được rằng người dân là chủ thể trong xây dựng NTM; thứ ba, nhờ Trung ương, tỉnh hỗ trợ nguồn lực, phần còn lại là huy động sức dân và các tổ chức, cá nhân khác; thứ tư, nhờ sự vào cuộc thật sự của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là người dân.

PV: Thưa ông, trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020 tại địa phương đã gặp những khó khăn nào và cách tháo gỡ, xử lý của huyện Quảng Điền với những khó khăn này ra sao?

Ông Nguyễn Đình Đức: Trong quá trình xây dựng NTM giai đoạn 2010 – 2020, chúng tôi gặp 3 khó khăn nổi bật, cụ thể: thứ nhất là, vẫn có người dân đứng ngoài cuộc, ỉ lại Nhà nước; thứ hai là, hệ thống chính trị ở cở sở (thôn, xã) vận hành chưa đồng bộ, chưa vào cuộc, thậm chí đứng ngoài cuộc và cứ nghỉ xây dựng NTM là làm các công trình, dự án xây dựng thôi; và, khó khăn thứ ba là huy động nguồn lực.

Để giải quyết, tháo gỡ những khó khăn đó mất cũng rất nhiều thời gian. Trước hết phải tăng cường công tác tuyên truyền để người dân hiểu rõ bản chất của vấn đề là người dân là chủ thể trong xây dựng NTM, tất cả các nội dung công việc đều có sự tham gia của dân (dân bàn, dân làm, dân kiểm tra và dân hưởng thụ).

Vấn đề thứ hai, để cho cả hệ thống chính trị vào cuộc thì Ban chỉ đạo (BCĐ) phải thể hiện được vai trò của mình. BCĐ của huyện phải xây dựng kế hoạch cụ thể, phân công và giao nhiệm vụ cho các thành viên BCĐ, họp đình kỳ ít nhất 01 tháng 01 lần. Trong các phiên họp BCĐ phân tích nhiều vấn đề làm được và chưa làm được, đặc biệt là phải định hướng nội dung tuyên tuyền, cách tuyên truyền để người dân dễ cảm nhận được và mấu chốt là cả cán bộ và nhân dân đều đồng hành.

Vấn đề khó khăn thứ ba là huy động nguồn lực, ngoài phần hỗ trợ từ Trung ương và tỉnh ra thì phải huy động sức dân là rất quan trọng, do vậy cần phải có phương pháp để làm, cụ thể là: Muốn huy động để làm việc gì đó thì phải nói để cho người dân hiểu và tự người dân đề xuất cách làm;

Mỗi một địa phương (thôn) phải có kế hoạch cụ thể để huy động nguồn lực từ bên ngoài (Doanh nghiệp, mạnh thường quân, việt kiều...) để làm những việc cụ thể như xây nhà văn hóa thôn, điện chiếu sáng trong thôn, cổng chào, sân chơi thể dục, thể thao... tất cả các việc đó phải do người dân làm (xây dựng kế hoạch, phương án huy động và thực hiện);

Nhà nước phải “mồi” ví dụ nếu làm đường thì hỗ trợ xi măng, làm nhà văn hóa thì hỗ trợ 30 triệu, làm vườn mẫu hỗ trợ 5 triệu...

PV: Xin ông cho biết, định hướng và giải pháp xây dựng NTM ở địa phương trong thời gian tới là như thế nào?

Ông Nguyễn Đình Đức: Nhiệm vụ xuyên suốt trong nhiệm kỳ tới là tập trung xây dựng huyện NTM nâng cao, tiến tới NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến 2025 có 2 xã đạt NTM kiểu mẫu, 5 xã đạt NTM nâng cao.

 

Huyện Quảng Điền đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu và NTM nâng cao.
Huyện Quảng Điền đang hướng tới xây dựng NTM kiểu mẫu và NTM nâng cao.
Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ được xác định là một trong những hướng phát triển chủ lực của huyện Quảng Điền.
Tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ được xác định là một trong những hướng phát triển chủ lực của huyện Quảng Điền trong thời gian tới.

 

Để làm việc này cần tập trung mấy vấn đề: Tập trung cho phát triển kinh tế để nâng cao thu nhập (đây là nội dung trọng tâm). Việc này huyện sẽ tập trung tiếp tục tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nông nghiệp sạch, nông nghiệp hữu cơ và sản xuất theo chuỗi giá trị có liên kết trong sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng (chuyển các diện tích trồng lúa sang trồng cây ăn quả, hoa, rau màu có kinh tế cao và nuôi trồng thủy sản); tập trung cho các sản phẩm chủ lực của địa phương như: rau má, rau sạch, mây tre bao la, nước mắm Tân Thành, tinh dầu lạc, bún khô...; quy hoạch, sắp xếp lại cách chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học, nuôi nông hộ quy mô lớn từ 30 - 100 con lợn, nuôi xa khu dân cư và liên kết trong chăn nuôi; xây dựng các điểm để phát triển du lịch sinh thái, du lịch vùng đầm phá và ven biển; hỗ trợ các cơ sở sản xuất mở rộng sản xất, xây dựng thương hiệu...

Vấn đề thứ 2 là tiếp tục huy động nguồn lực để xây dựng hạ tầng sản xuất, y tế, giáo dục, văn hóa đạt mức cao hơn và quan tâm hơn đời sống tinh thần cho nhân dân.

Vấn đề thứ 3 là phát động xây dựng được nhiều vườn mẫu, thôn kiểu mẫu và khu dân cư kiểu mẫu.

 

 

Văn Nghĩa
Ý kiến bạn đọc
  • “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    “Không ai bị bỏ lại”, hiện thực hóa mục tiêu nhân văn

    Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.

  • “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    “Sâu nặng nghĩa tình”, điều còn mãi

    Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.

  • Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Không thương hiệu, thiệt đơn thiệt kép

    Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.

Top