Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ năm, ngày 28 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 1 năm 2019 | 8:50

Quảng Ninh: DN khai thác khoáng sản trái phép, chính quyền làm ngơ?

Theo phản ánh của người dân trên địa bàn huyện Hoành Bồ (tỉnh Quảng Ninh), gần đây, một số doanh nghiệp lập dự án để khai thác than, đất, cát trái phép, nhưng chính quyền làm ngơ?!

Cụ thể, tại một số xã Sơn Dương, xã Quảng La có hàng loạt dự án như: Sinh vật cảnh, trồng cây ăn quả, xây dựng nghĩa trang do Tập đoàn Hạ Long và một số doanh nghiệp khác làm chủ đầu tư.
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, chính quyền làm ngơ.
Doanh nghiệp khai thác khoáng sản trái phép, chính quyền làm ngơ?
Theo đó, dự án Trồng cây sinh vật cảnh và dự án Trồng cây ăn quả trên địa bàn xã Sơn Dương đã bị doanh nghiệp đào bới, bốc xúc, khai thác than… Đến khi hết than, doanh nghiệp bỏ lại “khai trường” nham nhở những hố sâu hàng chục mét, những cánh rừng bị cạo trọc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên.
 
Thực tế, những dự án này không có dấu hiệu nào cho thấy việc trồng cây ăn quả hay thực hiện dự án trồng cây sinh vật cảnh.
 
Gần đây nhất, theo ghi nhận của Phóng biên Báo Kinh tế nông thôn, Tập đoàn Hạ Long đã đào bới, bốc xúc trên diện tích hàng chục hecta rừng, tàn phá môi trường tự nhiên tại dự án làm nghĩa trang xã Quảng La. Sau đó, tập kết, vận chuyển than về nhiều vị trí khác nhau.
Tập đoàn Hạ Long đã đào bới, bốc xúc hàng chục ha rừng.
Tập đoàn Hạ Long đào bới, bốc xúc trên diện tích hàng chục ha rừng.
Một số người dân cho biết, tình trạng than lậu trên địa bàn đã có nhiều biến tướng phức tạp, thay đổi phương thức hoạt động. Trước đây, khai thác than lậu chỉ là người dân địa phương đào hầm lò nhỏ lẻ, manh mún. Nhưng những năm gần đây, tình trạng trên đã chấm dứt hoàn toàn. Thay vào đó là những doanh nghiệp, tập đoàn lập dự án, sau đó “núp bóng” thi công dự án để khai thác than. Máy móc hoạt động  rầm rộ cả ngày lẫn đêm, xe chở than ra vào như những đại công trường khai mỏ.
 
Phóng viên Báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ với Văn phòng UBND huyện Hoành Bồ để tìm hiểu về tình trạng khai thác tài nguyên khoáng sản, trong đó đặc biệt quan tâm đến khai thác trái phép than, đất, cát… trên địa bàn. Tuy nhiên, sau nhiều lần liên hệ, phóng viên chỉ nhận được câu trả lời lãnh đạo bận họp.
 
Khi phóng viên trao đổi qua điện thoại với ông Nguyễn Anh Tú, Bí thư Huyện ủy Hoành Bồ, ông Tú đề nghị liên hệ với ông Triệu Đức Hương, Chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ. Tuy nhiên, ông Hương lại giao trách nhiệm cho ông Nguyễn Hữu Nhã, Phó chủ tịch UBND huyện Hoành Bồ. Chưa dừng lại, ông Nhã yêu cầu quay lại đặt lịch với văn phòng, mặc dù trước đó phóng viên đã đặt lịch và ghi rõ nội dung cần làm việc.
 

Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về sự việc trên.

 

 

 

Tam Anh
Ý kiến bạn đọc
  • Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Chó thả rông, hiểm họa lớn

    Tình trạng chó thả rông cắn người gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng xảy ra không chỉ ở vùng nông thôn, ngoại thành, mà ngay cả ở các thành phố lớn. Rất nhiều người từ già đến trẻ bị chó thả rông tấn công dẫn đến tử vong hoặc mang thương tích.

  • Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Tình trạng tự phát cắm cọc nuôi vẹm trong đầm, vịnh: Tăng cường quản lý

    Thời gian qua, trong đầm, vịnh trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa, việc người dân tự phát cắm cọc, giăng dây nuôi vẹm xanh, vẹm đất ở ngoài vùng quy hoạch nuôi trồng thủy sản (NTTS) đã để lại nhiều hệ lụy. Cơ quan chức năng, chính quyền các địa phương ven biển đang triển khai nhiều giải pháp nhằm vận động người dân tháo dỡ, không để phát sinh khu vực nuôi mới.

  • Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang xử lý 234 trường hợp vi phạm pháp luật về thủy lợi, đê điều

    Bắc Giang tồn tại 234 trường hợp vi phạm về thủy lợi, đê điều, phòng chống thiên tai. Chủ tịch UBND tỉnh này yêu cầu các sở, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (KTCTTL) xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

Top