Khi PV đặt vấn đề về tình trạng khai thác đất núi trên địa bàn, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên từ chối cung cấp thông tin.
Theo phản ánh của người dân, hiện nay trên địa bàn thị xã Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh), có hàng loạt địa điểm khai thác đất trái phép.
Một nguồn tin cho biết, dự án Nghĩa trang xanh do Công ty TNHH Minh Phúc làm chủ đầu tư, trong quá trình thi công lượng đất thải dư thừa phải tập kết về nơi quy định, sau đó lượng đất này mới được phép vận chuyển ra ngoài phục vụ san lấp mặt bằng một số dự án. Tuy nhiên, đơn vị này đã không vận chuyển đất đá về nơi tập kết theo quy định mà bốc xúc trực tiếp đất đá đi san lấp mặt bằng ở nhiều vị trí trên địa bàn.
Anh Nguyễn Văn C. (người dân) bức xúc nói: “Tôi không hiểu vì sao UBND thị xã lại để cho Công ty Minh Phúc chở đất ra ngoài bán cho một số đơn vị. Nếu được ưu ái thế thì ai cũng có thể lập dự án, sau đó bán đất kiếm lời. Chỉ tính mỗi số tiền kiếm được từ việc bán đất đã lãi. Dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp lợi dụng làm nghĩa trang để núp bóng khai thác đất núi là rất rõ. Không biết chính quyền có làm ngơ để doanh nghiệp tự tung tự tác bán đất trái luật?”.
Một số người dân khác cho biết thêm, không chỉ tại dự án Nghĩa trang xanh, tình trạng khai thác đất núi đã diễn ra trên địa bàn thị xã Quảng Yên từ nhiều năm nay. Trong đó, diễn ra nhiều nhất là xã Tiền An, xã Sông Khoai, phường Cộng Hòa… Nhiều khu vực trước đây là đồi núi cây cối xanh tươi nhưng đã bị doanh nghiệp “cạo trọc” để lấy đất đem bán thu lợi bất chính.
Theo quan sát của PV Báo Kinh tế nông thôn, tại các xã Tiền An, xã Sông Khoai, phường Cộng Hòa..., nhiều quả đồi đang bị khai thác hoặc đã khai thác nên hiện chỉ còn lại những bãi đất đá nham nhở. Hàng loạt các xe chở đất từ khu vực khai thác, bốc xúc đất đá được gắn logo mang tên Linh Nga và nhiều xe không có logo biển hiệu, xe được cơi nới thành thùng có dấu hiệu quá khổ quá tải, che phủ sơ sài khiến cho đất đá trong quá trình vận chuyển rơi vãi, bụi bay mù mịt nguy hiểm cho người tham gia giao thông.
Trước tình trạng trên, PV Báo Kinh tế nông thôn đã liên hệ qua điện thoại với ông Nguyễn Đức Tú, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Quảng Yên, đề nghị cung cấp danh sách những vị trí được cấp phép khai thác đất núi trên địa bàn. Tuy nhiên, ông Tú từ chối cung cấp với lý do mình không có quyền, sau đó tắt máy.
Liên quan đến vấn đề vận chuyển đất đá, xe vận tải cơi nới thùng, có dấu hiệu quá tải, PV đã đặt lịch với Công an thị xã Quảng Yên nhưng bị từ chối. Xe cơi nới thùng chở đất núi trên địa bàn hiện vẫn hoành hành.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc vụ việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.