Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 27 tháng 4 năm 2024  
Chủ nhật, ngày 22 tháng 3 năm 2020 | 14:56

Quảng Ninh xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu

Trong công cuộc xây dựng nông thôn mới, một số địa phương còn vẫn loay hoay với các tiêu chí đường xá, với các công trình. Vấn đề này, Quảng Ninh đang triển khai xây dựng nông thôn mới bền vững, chú trọng tới vấn đề sản xuất, vấn đề tiêu thụ nông sản.

Sau gần 10 năm triển khai thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM), bức tranh nông thôn Quảng Ninh đã có sự chuyển biến toàn diện, mang lại niềm tin yêu, sự phấn khởi của người dân.

Năm 2020, tỉnh tiếp tục bố trí 208,2 tỷ đồng ngân sách hỗ trợ thực hiện các tiêu chí đảm bảo mục tiêu theo kế hoạch triển khai thực hiện chương trình xây dựng NTM và kế hoạch OCOP năm 2020; các địa phương trong tỉnh đăng ký 12 xã đạt chuẩn NTM, 22 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 16 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, 215 thôn đạt chuẩn, 909 vườn đạt chuẩn, 12.338 hộ gia đình NTM kiểu mẫu, quyết tâm phấn đấu hoàn thành .

 

các-thầy-cô-trường-học-tiểu-học-xã-quảng-lâm-vẽ-tranh-trên-tường-rào-của-trường-tạo-cảnh-quan-sạch-đẹp-cho-xã.jpg
Các thầy cô trường học Tiểu học xã Quảng Lâm vẽ tranh trên tường rào của trường tạo cảnh quan sạch- đẹp cho xã.

 

Ông Đặng Bá Bắc, Phó Trưởng Ban Xây dựng nông thôn mới tỉnh cho biết: Ban đã tích cực tham mưu cho Ban chỉ đạo tỉnh và UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo theo hướng chuyển từ lượng sang chất. Thời gian tới, Ban tiếp tục làm việc với các địa phương đăng ký về đích nông thôn mới để nắm tình hình, kịp thời tháo gỡ vướng mắc; kiểm tra vùng nguyên liệu để phát triển một số sản phẩm OCOP đã được cấp chứng nhận đạt sao...

Ông Vũ Ngọc Hùng, Trưởng Phòng Kinh tế, TX Quảng Yên bộc bạch: Năm 2019, Quảng Yên đã về đích nông thôn mới, hoàn thành sớm hơn 1 năm so với dự kiến. Thời gian tới, Thị xã tiếp tục đẩy mạnh các giải pháp nâng cao chất lượng các các tiêu chí đã đạt trong giai đoạn 2010-2020, đảm bảo thực sự nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp thịnh vượng, nông dân giàu có, nông thôn văn minh.

Ông Lý Văn Bình, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đồng Văn (Bình Liêu) cho biết: Năm 2020, Đồng Văn đăng ký về đích nông thôn mới; ngay từ đầu năm, xã đã xây dựng kế hoạch, phân công cụ thể nhiệm vụ cho các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy phụ trách các thôn để chỉ đạo sát sao, bố trí cán bộ xã hỗ trợ thôn, bản để triển khai thực hiện xây dựng mô hình khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu, vườn kiểu mẫu.

Cẩm Hải phấn đấu hoàn thành NTM kiểu mẫu

Đến Cẩm Hải thời gian này mới cảm nhận được hết hiệu quả của chương trình NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu mang lại; diện mạo xã ngày một khang trang, thay da đổi thịt từng ngày; đời sống vật chất, tinh thần của người dân đã được nâng lên rõ rệt. Xã hiện có mức thu nhập bình quân đầu người đạt 44,3 triệu đồng/năm; 95,48% lao động địa phương có việc làm, hiện không còn hộ nghèo, 100% người dân được sử dụng nước sạch; 100% trục đường xã, liên xã, liên thôn, ngõ, xóm được cứng hóa.

 

vườn-hoa-trung-tâm-xã-cẩm-hải-đang-được-khẩn-trương-xây-dựng.jpg
Vườn hoa trung tâm xã Cẩm Hải đang được khẩn trương xây dựng

 

Ông Hà Văn Công, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Cẩm Hải, cho biết: Năm 2020, xã phấn đấu được công nhận xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; phấn đấu 100% hộ gia đình đạt gia đình NTM kiểu mẫu; mỗi thôn có 1 tuyến đường kiểu mẫu được trồng hoa, cây xanh, đảm bảo vệ sinh môi trường; thu nhập bình quân đầu người đạt tối thiểu 50 triệu đồng/năm; 100% thôn có cổng chào, 3/5 thôn đạt chuẩn NTM.

Ba Chẽ đạt chuẩn nông thôn mới

Nam Sơn là xã cửa ngõ của huyện Ba Chẽ, toàn xã có 10 thôn với 9 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó 91% là đồng bào Dao. Năm 2010, bước vào xây dựng NTM xã Nam Sơn chỉ đạt 2/19 tiêu chí. Sau 10 năm nỗ lực thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu, xã đã hoàn thành chương trình xây dựng nông thôn mới vào năm 2019; chính quyền và nhân dân nơi đây đang tập trung xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu. 

 

buổi-lễ-đón-bằng-công-nhận-xã-nam-sơn-đạt-chuẩn-nông-thôn-mới.jpg
Buổi lễ đón bằng công nhận xã Nam Sơn đạt chuẩn nông thôn mới

 

Trong buổi lễ, đồng chí Lê Minh Hải, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã yêu cầu Đảng bộ, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể và nhân dân xã Nam Sơn tiếp tục tập trung mọi nguồn  lực, phát huy vai trò chủ thể của người dân chung tay, góp sức xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; trong đó đặc biệt chú trọng thực hiện các tiêu chí về môi trường, phát triển sản xuất, xây dựng thôn, vườn NTM, hộ gia đình kiểu mẫu; coi trọng và phát huy những thế mạnh của địa phương như trồng rừng gỗ lớn, cây dược liệu Ba kích tím, Trà hoa vàng; chăn nuôi gia súc, gia cầm, ong mật; hợp tác, liên kết sản xuất, có sản phẩm tham gia chương trình OCOP, gắn sản xuất với thị trường; củng cố, phát triển thêm các doanh nghiệp, HTX, các trang trại, gia trại; ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, xây dựng được các mô hình sản xuất sạch, sản xuất hữu cơ.

Huyện Đầm Hà nỗ lực về đích

Với dân số vùng nông thôn chiếm 81,7% tổng dân số trên địa bàn, sau gần 10 năm thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt kinh tế- xã hội ở huyện Đầm Hà đã có sự thay đổi mạnh mẽ.

 

vườn-mẫu-của-gia-đình-ông-phạm-hữu-trường-thôn-bình-nguyên-xã-tân-bình-huyện-đầm-hà.jpg
Vườn mẫu của gia đình ông Phạm Hữu Trường, thôn Bình Nguyên, xã Tân Bình, huyện Đầm Hà.

 

Thời gian tới, nơi đây tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại và phát triển nông nghiệp toàn diện, gắn với hoàn thành chương trình xây dựng NTM; trọng tâm hướng tới sản xuất hàng hóa nông nghiệp tập trung, tổ chức phát triển sản xuất, cơ cấu lại các sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, ứng dụng khoa học công nghệ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, mô hình sản xuất nông nghiệp sạch...

Hiện nay, toàn huyện có 60 trang trại, gia trại chăn nuôi với gần 5.800 con trâu, bò; 13.500 con lợn; trên 295.000 con gia cầm. Huyện đã kêu gọi đầu tư xây dựng Trung tâm sản xuất giống công nghệ cao và nuôi thực nghiệm giống hải sản tại xã Đại Bình, Trại sản xuất giống cá tại xã Đầm Hà, dự án nuôi trồng thủy sản ở vụng Thoi Dây, xã Tân Lập, dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại xã Đầm Hà,...

Bên cạnh đó, Đầm Hà cũng tiếp tục hỗ trợ sản xuất, tạo điều kiện nguồn lực để nhân dân phát triển kinh tế, phát huy các sản phẩm thế mạnh của địa phương; xây dựng vườn đạt chuẩn NTM theo hướng cải tạo vườn tạp trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, kết hợp tạo cảnh quan môi trường sống và đảm bảo vệ sinh môi trường, tăng thu nhập cho người dân khu vực nông thôn.

Không ngừng đưa các sản phẩm OCOP vươn xa

Hiện nay, Quảng Ninh đã có 428 sản phẩm tham gia OCOP; trong đó 196 sản phẩm đạt từ 3 sao trở lên; trên 90% sản phẩm thuộc chương trình OCOP đã được dán tem điện tử, hoặc đã có mã số, mã vạch để truy xuất nguồn; các tổ chức kinh tế tham gia chương trình OCOP có nhiều khởi sắc, hầu hết các đơn vị sản xuất đều có sự tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận khi tham gia chương trình OCOP của tỉnh.

 

gian-hàng-thịt-lợn-ocop-của-tp-móng-cái-tại-hội-chợ-ocop-quảng-ninh-xuân-2020.jpg
Gian hàng thịt lợn OCOP của TP Móng Cái tại Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Xuân 2020

 

Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, Quảng Ninh đã có nhiều chỉ  đạo nhằm đưa sản phẩm OCOP của địa phương không ngừng vươn xa. Chỉ tính từ đầu năm 2019 đến nay, đã có thêm 25 tổ chức tham gia chương trình OCOP, nâng tổng số tổ chức tham gia OCOP toàn tỉnh là 169 đơn vị sản xuất, đã có thêm 103 sản phẩm được thẩm định đạt yêu cầu tham gia chương trình OCOP; các sở, ngành liên quan đã tổ chức hàng chục lớp đào tạo, tập huấn và trực tiếp hướng dẫn cho hơn 500 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất về công tác đăng ký sở hữu công nghiệp....; toàn tỉnh tổ chức 3 đoàn công tác kết nối xúc tiến giới thiệu sản phẩm OCOP các tỉnh, thành khu vực miền Nam, miền Trung và thành phố Hà Nội; tổ chức 5 hội chợ OCOP cấp tỉnh (bình quân mỗi hội chợ thu hút từ 70-100 nghìn lượt người tham quan mua sắm); tổ chức 2 tuần kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP tại Công viên SunWorld Bãi Cháy và BigC Hạ Long; các địa phương cũng tổ chức 17 hội chợ OCOP cấp huyện gắn với Hội chợ hàng Việt; tham gia hội chợ quốc tế, nhiều hội chợ, hội nghị, triển lãm ngoài tỉnh; thành lập đoàn công tác xúc tiến thương mại quốc tế tại Lào và Nhật Bản...

Chú trọng chế biến nông sản

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 92 cơ sở chế biến thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý; các cơ sở chế biến thủy sản đa phần quy mô nhỏ, hạ tầng sơ chế, bảo quản và chế biến chưa đáp ứng được tiềm năng phát triển của ngành; công nghệ chế biến lạc hậu, chậm đổi mới, sản phẩm chưa có tính cạnh tranh,...

 

mô-hình-vườn-kiểu-mẫu-của-gia-đình-bà-nguyễn-thị-duyên-xã-tiền-an-tx-quảng-yên.jpg
Mô hình vườn kiểu mẫu của gia đình bà Nguyễn Thị Duyên, xã Tiền An, TX Quảng Yên

 

Để khắc phục những khó khăn trong chế biến nông sản, trong thời gian tới, Sở NN&PTNT tiếp tục thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với lợi thế từng vùng, thị trường. Bên cạnh đó, triển khai đa dạng giải pháp, xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến; áp dụng công nghệ cao, hiện đại vào sản xuất; phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương nhằm nâng cao chất lượng nông sản và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Có lẽ, quan điểm xây dựng nông thôn mới ở thời điểm này, các địa phương cũng nên thay đổi; bởi nông thôn mới là sản xuất phải phát triển; còn nếu cứ xây dựng chợ hoành tráng mà không có người họp, rất lãng phí,...

 

Đình Hợi (Tổng hợp)
Ý kiến bạn đọc
  • Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Sáng mãi trang sử vàng tháng Tư

    Theo vòng quay của thời gian, lại một tháng Tư nữa lại về! Tháng Tư về, nhiều khoảnh khắc thiên nhiên tươi đẹp đọng lại trong mỗi người khi mùa Xuân sắp qua đi, nhường chỗ cho mùa Hè tràn ngập ánh vàng lấp lánh của nắng, sắc trắng mong manh của hoa loa kèn có mặt ở mọi nẻo đường, nhiều góc phố Thủ đô yêu dấu.

  • Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Thanh niên với phát triển đất nước thời kỳ mới

    Những người từ 15 đến 30 tuổi được gọi là thanh niên. Đây là lứa tuổi đang trưởng thành, đang vào đời, bắt đầu hành trình lập thân lập nghiệp.

  • Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Diện mạo mới từ chính sách phù hợp

    Trong hơn 40 năm qua, kể từ khi thực hiện Khoán 100 (Chỉ thị số 100-CT/TW, ngày 13/1/1981 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về cải tiến công tác khoán, mở rộng “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm lao động và người lao động” trong hợp tác xã nông nghiệp), rồi Khoán 10 (Nghị quyết số 10-NQ/TW, ngày 5/4/1988 của Bộ Chính trị về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp.

Top