Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 24 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 4 tháng 9 năm 2020 | 22:22

Quy định quản lý gỗ nhập khẩu, xuất khẩu

Chính phủ ban hành Nghị định số 102/2020/NĐ-CP quy định Hệ thống bảo đảm gỗ hợp pháp Việt Nam. Trong đó, Nghị định quy định rõ việc quản lý gỗ xuất – nhập khẩu.

goxuatkhau.jpg
Ảnh minh họa. Nguồn: Thanh tra

Quy định về quản lý gỗ nhập khẩu

Về quản lý gỗ nhập khẩu, Nghị định quy định gỗ nhập khẩu phải đảm bảo hợp pháp, được làm thủ tục xuất - nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Quản lý gỗ nhập khẩu được thực hiện trên cơ sở áp dụng biện pháp quản lý rủi ro để phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm gỗ nhập khẩu hợp pháp, đồng thời khuyến khích, tạo thuận lợi đối với tổ chức, cá nhân tuân thủ pháp luật.

Gỗ nhập khẩu được quản lý rủi ro theo các tiêu chí xác định quốc gia thuộc vùng địa lý tích cực hoặc không tích cực, loại gỗ thuộc loại rủi ro hoặc không thuộc loại rủi ro theo quy định.

Chủ gỗ nhập khẩu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về: Nguồn gốc hợp pháp của gỗ nhập khẩu theo các quy định pháp luật có liên quan của quốc gia nơi khai thác gỗ; tuân thủ đầy đủ các yêu cầu về cung cấp thông tin theo tiêu chí đánh giá vùng địa lý tích cực xuất khẩu gỗ vào Việt Nam và tiêu chí xác định loại gỗ rủi ro nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định…

Quy định về quản lý gỗ xuất khẩu

Theo Nghị định, gỗ xuất khẩu phải đảm bảo hợp pháp, được làm thủ tục xuất - nhập khẩu và chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Gỗ xuất khẩu được quản lý theo loại gỗ, thị trường xuất khẩu và trên cơ sở kết quả phân loại doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ.

Gỗ xuất khẩu phải có giấy phép CITES hoặc giấy phép FLEGT hoặc bảng kê gỗ theo quy định.

Lô hàng gỗ xuất khẩu đã được cấp phép FLEGT được ưu tiên trong việc thực hiện thủ tục Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan.

Nghị định phân loại cụ thể doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ. Theo quy định có 2 loại doanh nghiệp: Doanh nghiệp Nhóm I và doanh nghiệp Nhóm II.

Doanh nghiệp Nhóm I là những doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các tiêu chí:

Tuân thủ đầy đủ quy định của pháp luật trong việc thành lập và hoạt động ít nhất 1 năm kể từ ngày đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Tuân thủ quy định pháp luật về bảo đảm hỗ hợp pháp theo quy định của Nghị định này và quy định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về quản lý, truy xuất nguồn gỗ lâm sản;

Tuân thủ chế độ báo cáo theo quy định và lưu giữ hồ sơ gốc theo quy định của pháp luât;

Không vi phạm pháp luật đến mức phải xử lý theo quy định;

Các tiêu chí tại điểm 1 và 2 trên được quy định chi tiết tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

Doanh nghiệp Nhóm II là doanh nghiệp chưa đáp ứng được một trong các tiêu chí quy định ở trên.

Nghị định quy định rõ lô hàng gỗ xuất khẩu của chủ gỗ không phải là doanh nghiệp Nhóm I phải xác nhận nguồn gốc gỗ trước khi xuất khẩu.

Lô hàng gỗ có nguồn gốc từ gỗ rừng trồng trong nước xuất khẩu sang thị trường ngoài EU thì không cần xác nhận.

 

D.T
Ý kiến bạn đọc
  • Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt

    Nâng cao nhận thức, con đường nâng tầm cho chè Việt

    Việt Nam được biết đến là một trong những quốc gia sản xuất chè lớn nhất thế giới, với những vùng chè trứ danh và hương vị đặc trưng. Tuy nhiên, phát triển chè hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng và giá trị mang lại chưa cao.

  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

Top