KTNT- Ngày 21/4, tại TP. Hồ Chí Minh, Sở Công Thương tỉnh Long An đã tổ chức Hội thảo giữa nhà doanh nghiệp (DN) với nhà quản lý về tiêu thụ hàng hóa nông sản chủ lực của tỉnh Long An.
Tại hội thảo, ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó Giám đốc Sở Công Thương Long An cho biết, trong những năm qua, ngành sản xuất nông nghiệp của tỉnh có mức tăng trưởng khá, nhiều cây trồng và giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao được đưa vào sản xuất như cây thanh long; chanh; rau ăn lá; lúa và các giống vật nuôi bò ngoại, lợn ngoại; các giống gia cầm hướng trứng, hướng thịt.
Thanh long ruột đỏ đang được xem là một trong những nông sản chủ lực của Long An
Nhiều loại nông sản hàng hóa cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu như: Lúa 2,8 triệu tấn/năm; rau, đậu các loại 180 ngàn tấn/năm; hoa quả 158 ngàn tấn/năm (trong đó, thanh long 78 ngàn tấn/năm; chanh 75 ngàn tấn/năm); sản lượng thịt hơi các loại 72 ngàn tấn/năm; trứng gia cầm 160 triệu quả/năm. Công tác quy hoạch của tỉnh bước đầu đã triển khai hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, chuyên canh quy mô lớn theo hình thức trang trại
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thì ngành nông nghiệp của Long An còn có những tồn tại, hạn chế như: phân tán, nhỏ lẻ, chủ yếu là theo hình thức kinh doanh hộ gia đình, cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đúng mức. Bên cạnh đó, ngành chăn nuôi chưa thực sự phát triển theo chiều sâu, chưa có sản phẩm chủ lực; chất lượng và sức cạnh tranh chưa cao; áp dụng công nghệ mới chưa đồng bộ.
Cùng với đó, mô hình hợp tác giữa các bên tham gia còn lỏng lẻo, thiếu chức năng điều phối của sự kết hợp và chưa có một cơ chế rõ ràng cũng như độ tin cậy lẫn nhau, nên tình trạng phá vỡ hợp đồng thường xảy ra khiến phương thức tiêu thụ theo mô hình hợp tác giữa các bên chưa trở thành phương thức tiêu thụ chủ đạo trong hệ thống tiêu thụ nông sản của tỉnh.
Tại hội thảo, các chuyên gia về ngành nông nghiệp cùng các nhà phân phối lớn đều cho rằng, muốn phát triển bền vững, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, Long An cần hướng tới việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, và đặc biệt các sản phẩm nông nghiệp cần phải sản xuất theo các tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...
Bên cạnh đó, vấn đề xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa cũng được nhiều đại biểu góp ý. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này, thì vai trò của các Hợp tác xã cần phải được phát huy hơn nữa nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương và sự hợp tác chặt chẽ từ các hộ nông dân sản xuất.
Theo ông Nguyễn Xuân Hồng, các hàng hóa nông sản của tỉnh được tiêu thụ qua nhiều kênh, tuy nhiên, kênh chủ yếu vẫn là thông qua hoạt động của hệ thống thương lái, chiếm trên 87% lượng nông sản của tỉnh. Theo kênh tiêu thụ này, hàng hóa nông sản của tỉnh từ sản xuất đến tiêu dùng phải trải qua nhiều khâu trung gian. Đây là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều mặt hàng nông sản tiêu thụ không ổn định, điệp khúc “được mùa mất giá, được giá mất mùa” vẫn luôn tiếp diễn.
Nếu mô hình Hợp tác xã được phát huy hiệu quả thì sẽ tạo điều kiện cho nông sản của Long An vào các kênh siêu thị nhiều hơn
Ông Nguyễn Vũ Toàn, Giám đốc bộ phận kinh doanh thực phẩm, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) cho rằng, muốn phát triển bền vững, tìm đầu ra ổn định cho nông sản, Long An cần hướng tới việc quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Đặc biệt, các sản phẩm nông nghiệp cần phải sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Nhiều đại biểu cho rằng, vấn đề xây dựng thương hiệu nhằm nâng cao giá trị cho hàng hóa nông sản là rất cần thiết. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì vai trò của các hợp tác xã, tổ hợp tác cần phải được phát huy hơn nữa nhờ sự hỗ trợ của chính quyền địa phương và sự hợp tác chặt chẽ từ các hộ nông dân.
Theo các chuyên gia nông nghiệp, khi mô hình hợp tác xã được phát huy triệt để thì nông sản của tỉnh Long An mới có được đầu ra ổn định. Khi đó, hợp tác xã sẽ chính là đầu mối đứng ra đại diện cho các hộ nông dân đàm phán đầu vào cho sản xuất và đầu ra cho sản phẩm một cách hữu hiệu nhất, nhằm mang lại giá trị tối đa cho người nông dân. Theo thông tin từ chợ đầu mối nông sản Bình Điền TP. HCM thì hiện nay, các mặt hàng nông sản của Long An tiêu thụ tại đây chiếm khoảng 10% tổng hàng hóa nông sản của chợ Bình Điền.
Quang Minh
Sau lầm lỡ, nhiều người mãn hạn tù trở về cuộc sống thường nhật trong nỗi ngổn ngang về tương lai. Ở vùng cao Bắc Hà (Lào Cai), nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH), không ít người sau lầm lỡ có điểm tựa để làm lại từ đầu, từng bước xây dựng kinh tế gia đình và tái hòa nhập cộng đồng.
Vùng cao Văn Bàn (Lào Cai), nơi những mái nhà tạm bợ từng là vết tích của cuộc sống nghèo khó, giờ đây đang bừng lên sức sống mới. Với tinh thần đoàn kết và quyết tâm cao, cả hệ thống chính trị, toàn quân dân đang chung sức, nỗ lực không ngừng nghỉ trong hành trình xóa bỏ những ngôi nhà tạm, dột nát, thay thế bằng những ngôi nhà vững chãi, kiên cố.
Sau 5 năm triển khai, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xây dựng thành công Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Trong quá trình thực hiện, xuất hiện nhiều cách làm sáng tạo để sản phẩm OCOP Quảng Ngãi vươn xa…