Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng sức khỏe người dân. Ðể ngăn chặn tình trạng này, rất cần sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương.
Từ đầu năm đến nay, lực lượng chức năng ngành Quản lý thị trường đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp tết Trung thu năm 2022; và sản phẩm nông, lâm, thủy sản. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, ghi sai nhãn sản phẩm...
Theo thông tin từ Cục Quản lý thị trường Đồng Nai, trong 6 tháng năm đến nay, lực lượng chức năng đã phát hiện 38 vụ vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vật tư nông nghiệp gồm phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… Tổng số tiền phạt nộp ngân sách khoảng 580 triệu đồng. Tổng số hàng hóa vi phạm bị buộc tiêu hủy gần 1,9 ngàn sản phẩm với trị giá hàng hóa ước tính hơn 777 triệu đồng.
Qua đó, đoàn kiểm tra liên ngành 389/ĐP huyện Định Quán (Đồng Nai) do Đội Quản lý thị trường số 6 chủ trì và làm Trưởng đoàn triển khai thực hiện kiểm tra và lấy mẫu phân bón gửi giám định chất lượng.
Kết quả xử lý 4 vụ, phạt tiền 135 triệu đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm nhãn là 42,1 triệu đồng, buộc tiêu hủy 2.450 kg phân bón giả; 03 vụ kinh doanh phân bón kém chất lượng, phạt tiền 3.750.000 đồng, tổng trị giá hàng hóa vi phạm nhãn là 63,9 triệu đồng. buộc tái chế hoặc thay đổi mục dích sử dụng 3.400 kg phân bón kém chất lượng. Các hành vi vi phạm chủ yếu là kinh doanh hàng hóa hoặc sử dụng nguyên liệu không rõ nguồn gốc, xuất xứ để chế biến thực phẩm; vi phạm các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm, ghi sai nhãn sản phẩm...
Mới đây, lực lượng Quản lý thị trường tỉnh Lào Cai đã phối hợp với lực lượng chức năng trên địa bàn tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm soát trên các tuyến đường trọng điểm, các khu vực có nguy cơ buôn bán các loại sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ. Nhằm ngăn chặn việc buôn bán sản phẩm bánh kẹo không rõ nguồn gốc, không đảm bảo vệ sinh, an toàn thực phẩm trước, trong và sau dịp tết Trung thu năm 2022 trên địa bàn tỉnh,
Theo đó, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tại khu vực thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển (TP. Lào Cai), lực lượng chức năng đã phát hiện 1 lô hàng có nhiều biểu hiện nghi vấn nên đã yêu cầu kiểm tra hành chính.
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện bên trong lô hàng gồm 270 thùng bìa giấy, bên ngoài ghi chữ nước ngoài. Trong thùng bìa giấy có tổng số hơn 54.000 sản phẩm là bánh dẻo các loại gồm: Bánh dẻo nhân đậu phộng, bánh mè, bánh dẻo nhân khoai môn, bánh dẻo nhân đậu đỏ, tổng trọng lượng hàng hoá là 1,35 tấn.
Tại thời điểm kiểm tra, chủ lô hàng là Phan Văn Thiên (sinh năm 1985, trú tại thôn Tòng Mòn, xã Đồng Tuyển, TP. Lào Cai) không xuất trình được giấy tờ chứng minh rõ nguồn gốc của lô hàng kể trên.
Lực lượng chức năng đã lập biên bản tạm giữ toàn bộ lô hàng và mời chủ lô hàng về trụ sở để điều tra làm rõ. Ước tính toàn bộ lô hàng có giá trị khoảng 80 triệu đồng. Hiện vụ việc đang được lực lượng chức năng đang tiếp tục điều tra làm rõ để xử lý lô hàng và chủ lô hàng theo quy định của pháp luật.
Tại Phú Yên, Đội Quản lý thị trường số 1 (Đội cơ động) thuộc Cục Quản lý thị trường Phú Yên đã phối hợp với phòng PC08, Công an tỉnh Phú Yên tiến hành dừng và khám hai ô tô tải đang lưu hành theo hướng Bắc Nam.
Qua kiểm tra phương tiện, trên xe ô tô biển kiểm soát 49H-007.92 đang vận chuyển 34 tấn đường cát và xe ô tô biển kiểm soát 37H-014.82 đang vận chuyển 45 tấn đường cát, toàn bộ 79 tấn đường cát vận chuyển trên hai xe ô tô là loại đường được đóng bao loại 50 kg/bao, trên bao bì có in chữ nước ngoài, ghi được sản xuất tại BURIRAM SUGAR FACTORY CO.,LTD có địa chỉ tại 237 Moo 2, Hinlekfai, Khumuang, Buriram 31190, ngày sản xuất in trên bao bì là ngày 20/6/2022 và ngày 21/6/2022.
Tại thời điểm kiểm tra, lái xe đã cung cấp một số hóa đơn, chứng từ kèm theo. Tuy nhiên qua kiểm tra, đối chiếu các thông tin hóa đơn, chứng từ được cung cấp không phù hợp với hàng hóa thực tế. Hiện, Đội Quản lý thị trường số 1 đã tiến hành lập biên bản và tạm giữ toàn bộ hàng hóa trên để tiếp tục xác minh, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Thực tế cho thấy, vì muốn làm giàu nhanh, bất chính, kiếm tiền bằng mọi giá, một số đối tượng xấu đã cố ý cung cấp thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ ra thị trường bán cho người tiêu dùng, bằng các phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi. Thực trạng nêu trên cho thấy việc giám sát chất lượng nông sản, thực phẩm còn nhiều mối lo.
Nguyên nhân là do việc quản lý chất lượng an toàn thực phẩm của cơ quan quản lý nhà nước vẫn còn bất cập, các chế tài, quy định chưa đủ sức răn đe. Mặt khác, ý thức chấp hành của người dân chưa cao. Họ chưa có đầy đủ thông tin để phân biệt được đâu là thực phẩm an toàn và không an toàn. Việc cụ thể hóa và tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, liên kết với tiêu thụ nông sản an toàn ở nhiều địa phương còn chậm dẫn đến sản lượng, quy mô liên kết sản xuất với tiêu thụ nông sản còn hạn chế.
Ðội ngũ làm công tác quản lý, kiểm soát chất lượng các sản phẩm nông, lâm, thủy sản tại các địa phương biến động, không đồng nhất. Nguồn lực tại một số nơi chưa đáp ứng để triển khai đầy đủ các nhiệm vụ quản lý, thanh tra về an toàn thực phẩm theo phân công, phân cấp.
Việc phổ biến, vận động cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ ký cam kết tuân thủ quy định về bảo đảm an toàn thực phẩm chưa đầy đủ, thường xuyên. Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, hiện tại phần lớn các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm là nhỏ lẻ, thường xuyên biến động, khó kiểm soát, khiến nạn buôn bán, vận chuyển, chế biến thực phẩm không an toàn vẫn tồn tại.
Ðể xử lý triệt để tình trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, cần tiếp tục rà soát, hoàn thiện chính sách pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quản lý chất lượng vật tư nông nghiệp, bảo đảm an toàn thực phẩm theo hướng hài hòa với các chuẩn mực quốc tế, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh, liên kết phát triển các chuỗi giá trị nông sản chất lượng cao, bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các địa phương cần tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ hộ nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tổ chức liên kết, nhân rộng các chuỗi cung ứng thực phẩm nông, lâm, thủy sản chất lượng, an toàn. Tính đến nay, tất cả 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã triển khai xây dựng và phát triển mô hình chuỗi. Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, công nghệ số trong quản lý, truy xuất nguồn gốc chất lượng nông sản. Ðồng thời tiếp tục tổ chức giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm nông, lâm, thủy sản theo kế hoạch trong bối cảnh vẫn còn dịch Covid-19 để kịp thời cảnh báo, xử lý vi phạm theo quy định.
Chủ động tiếp nhận thông tin, thanh tra đột xuất, xử lý nghiêm, kịp thời các vi phạm về an toàn thực phẩm. Xác minh, cung cấp thông tin chính xác cho người tiêu dùng, tránh để người dân thiếu thông tin dẫn đến hiểu lầm, hoang mang. Quan trọng hơn là cần tuyên truyền làm thay đổi được ý thức của nhà sản xuất và kinh doanh thực phẩm. Các cơ quan chức năng cần khuyến cáo người tiêu dùng nên chọn mua thực phẩm ở những cửa hàng uy tín, ưu tiên các mặt hàng có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và đã được kiểm định.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.