Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 23 tháng 3 năm 2018 | 14:20

Sản phẩm VAC Bắc Ninh chiếm lĩnh thị trường thực phẩm sạch

Nhờ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với Trung tâm Dịch vụ VAC, Hội Làm vườn (HLV) Bắc Ninh, Cty CP Công nghệ sạch Tâm Phú và Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thôn Liên Ấp đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn.

img_1291.jpg
Khách hàng lựa chọn thực phẩm an toàn ở cửa hàng 219 Ngô Gia Tự, Bắc Ninh.

Nhờ liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm với Trung tâm Dịch vụ VAC, Hội Làm vườn (HLV) Bắc Ninh, Công ty cổ phần Công nghệ sạch Tâm Phú và Hợp tác xã (HTX) Rau an toàn thôn Liên Ấp (xã Việt Đoàn, huyện Tiên Du) đã chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ thực phẩm sạch, an toàn không chỉ ở địa phương mà còn vươn ra cả Hà Nội.

Chữ tín với “thượng đế”

Ông Vũ Văn Chung, Ủy viên Thường vụ HLV Bắc Ninh, Giám đốc Công ty cổ phần Công nghệ sạch Tâm Phú, cho biết: Đến nay, Tâm Phú đã tròn 5 tuổi và đã có gần 3 năm gắn bó với Trung tâm Dịch vụ VAC Bắc Ninh trong việc đưa sản phẩm an toàn đến tay người tiêu dùng, họ chính là “thượng đế” của chúng tôi.

Sản phẩm của Công ty đã có mặt tại 20 trường tiểu học và mẫu giáo ở 2 địa phương lớn của Thủ đô là quận Long Biên và huyện Gia Lâm, doanh thu đạt 1 tỷ đồng/tháng. Chưa kể doanh thu 1 tỷ đồng đến từ việc cung cấp các loại thực phẩm cho Cảng hàng không quốc tế Nội Bài như: Thịt, cá, tôm, trứng, trái cây, rau củ quả các loại. Số còn lại, khoảng 500 triệu đồng cho các nhà hàng ẩm thực ở Bắc Ninh. Doanh thu bình quân đạt 2,5 tỷ đồng/tháng, lãi ròng 500 triệu đồng/tháng.

Năm nay, Công ty còn có kế hoạch mở rộng sản xuất, liên kết tiêu thụ sản phẩm với một số trang trại, HTX để có đủ nguồn hàng cho các đơn vị đã ký kết. Ngược lại, bộ phận sản xuất phải chủ động nhân công, mở rộng vùng canh tác để cung ứng sản phẩm kịp thời cho Công ty.

Được biết, năm 2017, Tâm Phú đã cùng với HLV Bắc Ninh cung ứng giống, phân bón, hỗ trợ kỹ thuật cho các đơn vị sản xuất và bao tiêu sản phẩm cho: HTX Rau an toàn thôn Liên Ấp (xã Việt Đoàn - Tiên Du), Trang trại chăn nuôi tổng hợp phường Khắc Niệm (TP.Bắc Ninh), khu chăn nuôi cá lồng sông Đuống, (xã Hán Quảng - Quế Võ).     

Hiện, HTX  Rau an toàn thôn Liên Ấp có 110 hộ gia đình tham gia canh tác trên diện tích 15 – 20ha với các loại rau củ quả như: su hào, cải bắp, củ cải, súp lơ và các loại rau ăn lá. Ngoài ra, HTX còn có một tổ chuyên sản xuất cây ăn trái: chuối, táo, ổi, đu đủ.

Ông Nguyễn Văn Hiệp, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Liên Ấp, cho biết: Tiền thân của HTX là Tổ HTX sản xuất rau an toàn, hình thành từ 8 năm nay. Trước đây, khoảng 70% sản phẩm của Tổ HTX do các thành viên trong Tổ đi bán ở các chợ đầu mối trên địa bàn tỉnh và các khu công nghiệp. Ba năm nay, nhờ liên kết với Trung tâm VAC của HLV Bắc Ninh nên hàng hóa phân phối thuận tiện, nhanh chóng và đỡ vất vả hơn. Điều đáng ghi nhận là, Trung tâm VAC còn có gian hàng tại khu triển lãm của tỉnh, nên kỳ hội chợ nào sản phẩm của HTX cũng được tham gia và giới thiệu rộng rãi với bà con các tỉnh khu vực Đông Bắc Bộ.

Trên 10 năm nay, sản phẩm rau an toàn của HTX luôn được khách hàng chấp nhận, chưa có sự cố đáng tiếc xảy ra. Dự kiến, thời gian tới HTX sẽ mở rộng diện tích, nâng cao chất lượng và tiến tới xây dựng thương hiệu, đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước tiến tới sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Trước mắt, HTX sẽ mở rộng chuỗi cửa hàng, tập trung xây dựng kho lạnh để đóng gói sản phẩm cung cấp cho các siêu thị.

Hiện, hộ gia đình ít nhất có 700m2 đất sản xuất, nhiều nhất 3.000m2. Đặc biệt, có ngày HTX đạt doanh thu 100 -150 triệu đồng tiền rau các loại; bình quân lãi  20 - 200  triệu đồng/hộ/năm, cá biệt có hộ đạt 250 triệu đồng/năm.

Nỗ lực của Hội

Trao đổi với chúng tôi, Phó chủ tịch Thường trực Hội Làm vườn Bắc Ninh, ông Nguyễn Xuân Vững, cho biết: “Trung tâm Dịch vụ VAC có trụ sở tại HLV tỉnh và quầy hàng cung cấp sản phẩm trên đường Ngô Gia Tự. Mặc dù mới đi vào hoạt động 3 năm nay, song địa chỉ này đã được nhiều khách hàng trong và ngoài tỉnh đón nhận, bởi các sản phẩm sạch an toàn, đảm bảo chất lượng.”

Ông Nguyễn Xuân Vững cũng nhấn mạnh, đầu xuân mới 2018, ngay sau ngày mở hàng (mồng 4 Tết Nguyên đán), Trung tâm  đã nhận thêm được một số đơn hàng mới của các đơn vị trong thành phố và một số khách hàng các tỉnh bạn đi du xuân qua Bắc Ninh. 

“Hiện, đầu ra của Trung tâm khá thông thoáng, do đó Công ty Tâm Phú và HTX Liên Ấp có thể mở rộng vùng sản xuất gấp nhiều lần và đa dạng các mặt hàng như: thủy sản, gia cầm, rau củ quả và cây ăn trái an toàn. Mặt khác, nhờ liên kết với Trung tâm Dịch vụ VAC nên tính pháp lý, sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của HLV Bắc Ninh đã giúp các đơn vị liên kết hoạt động tốt hơn”, ông Vững nói.

Ông Vững cũng cho biết thêm, Trung tâm Dịch vụ VAC đã tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả công tác đào tạo nghề năm 2017, xây dựng kế hoạch triển khai công tác dạy nghề năm 2018. Trung tâm tiếp tục làm việc với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chi cục Phát triển nông thôn Bắc Ninh để xây dựng chương trình đào tạo nghề ngắn hạn cho nông dân trong năm nay.

Năm 2017, Trung tâm đã ký hợp đồng mở 4 lớp đào tạo nghề cho 120 lao động nông thôn, đồng thời tổ chức bế giảng 4 lớp học nghề năm 2016 cho 120 học viên. Trong số đó, có 1 lớp chăn nuôi gia cầm ở phường Vũ Ninh (TP. Bắc Ninh), 1 lớp kỹ thuật chăn nuôi gia cầm ở xã An Bình (Thuận Thành), 1 lớp kỹ thuật trồng cây ăn quả ở xã Hiền Vân (Tiên Du), 1 lớp kỹ thuật trồng rau an toàn ở xã Đông Tiến (Yên Phong). Kết quả, số học viên tốt nghiệp loại giỏi là 52 học viên (43,33%); loại khá 68 học viên (56,67%).  

Hy vọng, với sự liên kết bền vững, hai bên cùng có lợi giữa Trung tâm Dịch vụ VAC Bắc Ninh và Công ty Tâm Phú, HTX Rau an toàn Liên Ấp, chuỗi liên kết sản xuất thực phẩm sạch, từ trang trại đến bàn ăn ở Bắc Ninh ngày càng chặt chẽ, được người tiêu dùng đón nhận.

 

 

 

 

Dương An Như
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top