Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ tư, ngày 27 tháng 11 năm 2024  
Thứ năm, ngày 25 tháng 3 năm 2021 | 14:27

Sản xuất hiệu quả từ phương pháp hữu cơ vi sinh

Với phương pháp dùng bắp nghiền, ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma để tạo ra dòng phân hữu cơ hữu hiệu, giúp vườn cam vừa tuổi thọ, vừa cho ra trái đạt chất lượng

 

vuoncam.JPG
Phương pháp ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma bón cho cây giúp vườn cam của gia đình anh Cường luôn xanh tốt, kéo dài tuổi thọ và cho ra trái đạt chất lượng cao.

 

Với phương pháp dùng bắp nghiền, ủ bã đậu nành với nấm Trichoderma để tạo ra dòng phân hữu cơ hữu hiệu, giúp vườn cam vừa tuổi thọ, vừa cho ra trái đạt chất lượng, gia đình anh Vũ Mạnh Cường, ngụ ấp 4, xã Lạc An (Bắc Tân Uyên - Bình Dương) có thu nhập 600 - 800 triệu đồng/năm.

Chúng tôi đến thăm vườn cam sành của anh Cường chỉ còn gần một tháng là vào mùa thu hoạch. Trải qua 4 mùa thu hoạch, tuổi đời cây đã tròn 7 năm nhưng vẫn khỏe khoắn, tràn đầy sức sống. Anh Cường cho biết, có được điều này là nhờ phương pháp bón phân hữu cơ được chế biến từ bắp nghiền và bã đậu nành ủ với nấm Trichoderma. Phương pháp này giúp cải tạo đất, bảo vệ và hỗ trợ bộ rễ phát triển mạnh giúp vườn cam của anh kéo dài tuổi thọ, đồng thời bảo đảm được vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm. Vườn cây của gia đình không gặp phải lo ngại về sâu bệnh bởi vì phương pháp này làm ức chế, tiêu diệt nấm bệnh, không dẫn dụ côn trùng có hại và khử sạch mùi hôi.

Theo anh Cường, thành phần đạm trong bã đậu nành chiếm tỷ lệ lớn, ngoài ra còn rất nhiều chất khoáng, chất xơ, béo... là nguyên liệu rất tốt để chế biến thành phân bón hữu cơ vi sinh, giúp trái cây thơm ngon, nhiều chất dinh dưỡng. Anh dựa theo phương pháp dùng bã đậu nành làm thành phần chủ lực, xử lý thành phân hữu cơ hữu hiệu dạng bột để bón cho vườn cam. Hiệu quả năng suất mỗi vụ thu hoạch từ 50 - 55 tấn/ha. Thời gian đầu, thị trường đầu ra chưa thuận lợi, nhưng dần dần chất lượng và vị cam thơm ngon đã thu hút khách hàng, trở thành mối hàng quen thuộc của thương lái. Giá bán thay đổi tùy thời điểm, cao  20.000 - 22.000 đồng/kg, thấp 11.000 - 17.000 đồng/kg.

Việc mạnh dạn áp dụng cách làm hay cho cây trồng không những giúp vườn cây của anh cho ra năng suất tốt, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình mà còn giúp tạo việc làm cho lao động địa phương. Do diện tích canh tác không quá lớn nên lao động anh thường thuê theo công nhật. Thù lao 200.000 - 250.000 đồng/ngày/lao động.

Thành công lớn nhất của anh Cường chính là việc nắm bắt thị trường kịp thời, nhận ra xu hướng, nhu cầu “sống xanh” đang ngày càng tăng, nhất là các mặt hàng đồ ăn, thức uống. Việc ứng dụng phương pháp sạch, an toàn, hiệu quả trong sản xuất không chỉ bảo vệ môi trường, sức khỏe cho chính gia đình mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng, từ đó nâng cao uy tín, thương hiệu sản phẩm đối với khách hàng. “Tôi luôn sẵn sàng chia sẻ phương pháp sản xuất của mình cho bà con với mong muốn cùng nhau phát triển, tạo ra vườn cây có năng suất, giá trị cao”, anh Cường cho biết thêm.

 

 

 

Tiến Hạnh
Ý kiến bạn đọc
  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top