Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 14:0

Sắp xếp các Cty nông, lâm nghiệp: Đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả

Hiện, công ty nông, lâm nghiệp sau khi sắp xếp lại, bước đầu sản xuất kinh doanh dần ổn định, đặc biệt là với mô hình cổ phần hóa.

Tuy nhiên, theo Phó thủ tướng Vương Đình Huệ, việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp mới chỉ là giai đoạn đầu. Bởi vậy, trong thời gian tới, cần đổi mới để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty sau khi đã được sắp xếp lại.

 

002.jpg
Đoàn công tác của Tổng cục Lâm nghiệp Kiểm tra hiện trường rừng trồng của Công ty TNHH MTV lâm nghiệp Tuyên Bình (Tuyên Quang).
 

Nghệ An “đi sớm về muộn”

Sau 5 năm triển khai, mặc dù chính quyền các cấp cùng các đơn vị chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã vào cuộc khá sát sao nhưng kết quả chuyển đổi, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chưa được như ý muốn, tiến độ thực hiện còn chậm.

Ông Hoàng Nghĩa Hiếu, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Nghệ An, cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh đã hoàn tất việc sắp xếp, đổi mới 5 công ty lâm nghiệp. Trong đó, 4 công ty lâm nghiệp Sông Hiếu, Tương Dương, Đô Lương, Con Cuông tiếp tục được duy trì, củng cố và chính thức đi vào hoạt động có hiệu quả từ đầu năm 2018. Riêng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Quỳnh Lưu đã chuyển đổi thành Ban quản lý rừng phòng hộ (BQL RPH) hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu đến cuối năm 2017 với BQL RPH Quỳnh Lưu thành BQL RPH Bắc Nghệ An.

Trong quá trình sắp xếp, chuyển đổi các công ty nông, lâm nghiệp, Nghệ An đã đạt được một số kết quả trước mắt, nhưng nhìn chung tiến độ thực hiện còn chậm. Thực tế công tác rà soát, đo đạc, cắm mốc, lập bản đồ địa chính, hồ sơ chuyển giao, thu hồi đất mất nhiều thời gian. Một số nơi thực hiện chuyển giao diện tích RPH, rừng sản xuất là rừng tự nhiên về chính quyền địa phương quản lý còn nhùng nhằng do thiếu cơ sở pháp lý. Bên cạnh đó, kinh phí đo đạc, lập trích lục chưa được bố trí đầy đủ, kịp thời.

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Hà Công Tuấn: “Nghệ An là tỉnh có nhiều đơn vị thực hiện sắp xếp, đổi mới với diện tích quản lý lớn, trải dài từ đồng bằng, trung du đến tận khu vực biên giới. Quá trình triển khai, địa phương đã bám sát chủ trương, định hướng, qua đó kịp thời có phương án chỉ đạo. Xuất phát từ yếu tố khách quan lẫn chủ quan, nhìn chung quá trình đo đạc hay lập phương án sử dụng còn chậm, kết quả thực tế cho thấy Nghệ An đang “đi sớm về muộn”. Địa phương cần quyết liệt hơn trong thời gian tới”.

Hết năm 2019 sẽ sắp xếp 90% công ty

Đánh giá việc sắp xếp và phát triển các công ty nông, lâm nghiệp trong danh mục 256 doanh nghiệp mà Thủ tướng đã phê duyệt theo 4 hình thức: Tiếp tục duy trì, củng cố, phát triển công ty 100% vốn Nhà nước ở vùng biên giới, khó khăn gắn với đảm bảo an ninh, quốc phòng; cổ phần hóa; thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên nhằm gắn kết phát triển vùng nguyên liệu của công ty và của người dân trong vùng với phát triển công nghiệp chế biến và thị trường; giải thể các công ty nông, lâm nghiệp kém hiệu quả.

Đến nay, cả nước đã có 160 công ty hoàn thành sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo mô hình mới (chiếm 62,5%). Dự kiến năm nay, 69 công ty sẽ hoàn thành sắp xếp, chuyển sang hoạt động theo các mô hình mới.

Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 30/6/2019, còn 27 công ty chưa thực hiện hiện sắp xếp, chiếm 10,54% tổng số công ty phải sắp xếp theo phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

 

001.jpg
Hết năm 2019 sẽ sắp xếp 90% công ty

Bước đầu có một số công ty phát triển được sản xuất và hiệu quả kinh doanh như: Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam, trước khi sắp xếp có vốn chủ sở hữu là 2.306 tỷ đồng thì nay tăng 190%, lên 4.387 tỷ đồng, lợi nhuận tăng từ 164 tỷ đồng lên 834 tỷ đồng.

Tổng công ty Cao su Việt Nam, mặc dù mới bán ít vốn Nhà nước, nhưng chuyển đổi thành công ty niêm yết. Vốn chủ sở hữu tăng từ 18.915 tỷ đồng lên 21.851 tỷ đồng sau 4 năm thực hiện sắp xếp. Doanh thu tăng từ 15.537 lên 22.686 tỷ đồng, lợi nhuận tăng từ 3.696 tỷ đồng lên 3.800 tỷ đồng.

Đặc biệt, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Yên Thế - Bắc Giang đang mở ra hướng hoạt động hiệu quả khi chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên với thành viên thứ 2 góp vốn triển khai nhà máy chế biến là một dự án độc lập.

Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho rằng, mô hình nào cũng có lợi ích và hạn chế nhất định. Đơn cử khi sắp xếp, chuyển thành công ty cổ phần thì Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối, nên khó thu hút vốn đầu tư của tư nhân. Nếu Nhà nước không nắm giữ cổ phần chi phối thì khó thực hiện bảo vệ rừng và gắn kết hài hoà tổ chức sản xuất và ổn định hộ gia đình nhận khoán đất.

Không chỉ vậy, công ty thực hiện chuyển đổi ít vốn cũng khó thực hiện như ở Yên Bái. “Trong 4 công ty lâm nghiệp của tỉnh thì công ty có vốn cao nhất là 5,3 tỷ đồng, không đầu tư chế biến được. Đất rừng thì chỉ quản lý được 70%, còn lại vẫn giáp ranh, nên hay xảy ra tranh chấp. Giờ bán cổ phần cho cán bộ, nhân viên theo quy định thì cũng còn hơn 1 tỷ đồng vốn Nhà nước, cũng không mở rộng sản xuất kinh doanh và cũng không kêu gọi được nhà đầu tư chiến lược được khi vốn Nhà nước dưới 51%”, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Đỗ Đức Duy bày tỏ khó khăn.

Đối với mô hình công ty TNHH 2 thành viên thì các địa phương cho biết, chưa có hướng dẫn về lựa chọn đối tác, xác định giá trị tài sản, cam kết ràng buộc trách nhiệm cổ đông góp vốn,... nên còn thiếu chặt chẽ.

Bên cạnh đó, việc đo đạc, bàn giao đất về địa phương, xử lý tài chính, tài sản trên đất, xử lý đất tranh chấp,… cũng đang cản trở việc chuyển đổi mô hình hoạt động và phát triển hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.

Quan trọng là nâng cao hiệu quả

Phó thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ cho biết, để hoàn thành sắp xếp, chuyển đổi các công ty nông, lâm nghiệp vào năm 2020 theo Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chính phủ thì cần nghiên cứu thêm cả hình thức phá sản đối với các công ty chờ giải thể như đề nghị của một số địa phương.

“Tỷ lệ công ty giải thể thấp do tắc nghẽn các thủ tục và xử lý trách nhiệm tài chính thì cũng nên để cho phá sản theo thông lệ thị trường. Chúng ta cần đánh giá lại việc tại sao không cho các nông, lâm trường phá sản. Nếu không phá sản mà chỉ giải thể, thì Nhà nước phải nghiên cứu cơ chế tài chính đặc thù để hỗ trợ hoặc sáp nhập vào các công ty nông lâm trường khác?”, Phó thủ tướng đặt vấn đề.

Đối với cổ phần hoá, Phó thủ tướng cho rằng, cần tính toán rõ trường hợp nào Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối, trường hợp nào bán hết cho thành phần kinh tế khác, trường hợp nào Nhà nước giữ quyền phủ quyết với tỷ lệ nắm giữ 36% cổ phần. Về việc này, Phó thủ tướng cho rằng, Chính phủ sẽ để thẩm quyền này cho địa phương, đơn vị quyết định để xử lý các vấn đề sau cổ phần hoá và đề nghị các địa phương cần có ý kiến cụ thể.

Đối với việc hướng dẫn chuyển công ty nông, lâm nghiệp thành công ty TNHH 2 thành viên, Phó thủ tướng cho biết, từ năm 2016, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo nghị định hướng dẫn của Chính phủ. Tuy nhiên, đây là vấn đề phức tạp, các bộ, ngành và địa phương đang góp ý vào dự thảo này đối với các nội dung về điều kiện, hình thức chuyển đổi, nguyên tắc và quy trình chuyển đổi. Mục tiêu là sớm ban hành nghị định để các địa phương triển khai.

“Quá trình đổi mới, sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp thời gian qua là tích cực. Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 cơ bản sắp xếp xong các công ty nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên, việc sắp xếp các công ty nông, lâm nghiệp chỉ là giai đoạn đầu. Đổi mới, phát triển để nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty này mới là điều quan trọng”, Phó thủ tướng nhấn mạnh.

 

Nghị quyết số 30-NQ/TW và Nghị định số 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp, đặt ra mục tiêu sau 5 năm thì cả nước cơ bản hoàn thành, trong đó tập trung vào 2 trọng điểm sắp xếp công ty nông, lâm trường gắn với sắp xếp, rà soát đất đai, giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số và tính phù hợp, hiệu quả của mô hình công ty lâm nghiệp trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên đang có tín hiệu tích cực nhưng cũng vướng mắc khi giải quyết vấn đề sở hữu của Nhà nước và kêu gọi nhà đầu tư chiến lược.

Nhưng, đến nay, việc thực hiện phương án sắp xếp chậm hoặc chưa sát thực tế, chưa đánh giá cân nhắc kỹ lưỡng về hình thức sắp xếp đổi mới nên sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án tổng thể, tiếp tục đề nghị thay đổi, điều chỉnh mô hình sắp xếp công ty nông, lâm nghiệp.


 

 

 

 

Chanh
Ý kiến bạn đọc
  • Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Thanh Hóa thu ngân sách đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ

    Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh tỉnh Thanh Hóa năm 2024, tại phiên họp thường kỳ tháng 11/2024, thu ngân sách Nhà nước tỉnh Thanh Hóa dự kiến đạt hơn 50 nghìn tỷ đồng, đứng đầu khu vực Bắc Trung Bộ.

  • Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Du lịch sinh thái ở Cà Mau: Tiềm năng và vận hội

    Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi với địa lý, thiên nhiên án ngữ vùng cực Nam của Tổ Quốc. Nơi đây tồn tại 3 hệ sinh thái ngập nước ngọt, lợ, mặn riêng biệt, tạo nên một môi trường phát triển kinh tế thuận lợi. Đối với du lịch, môi trường tự nhiên của tỉnh này đang là tiềm năng, vận hội mới cho ngành công nghiệp không khói phát triển.

  • Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Kỳ vọng của Quỹ tín dụng nhân dân đối với Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong giai đoạn phát triển mới

    Bài viết này tập trung vào chính sách bảo hiểm tiền gửi (BHTG) đối với hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD) trong nền kinh tế thị trường; vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) đối với hệ thống QTDND trong thời gian qua, những đóng góp tích cực và những mặt còn hạn chế.

Top