Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Chủ nhật, ngày 10 tháng 12 năm 2023  
Chủ nhật, ngày 7 tháng 8 năm 2016 | 2:38

Cải xoăn Đà Lạt hút hàng

Từ đầu năm 2016 đến nay, vườn cải xoăn 200m² nhà kính của gia đình ông Lê Hữu Phan ở đường Hồ Xuân Hương, Đà Lạt (Lâm Đồng) thu hoạch không kịp bán. Đây là giống cải kale của Mỹ, ông Phan mua hạt về gieo trồng thử nghiệm với khí hậu, thổ nhưỡng Đà Lạt và thăm dò thị trường tiêu thụ.

Khá đông khách du lịch mỗi ngày đến tham quan và mua cải kale Đà Lạt.

Kết quả, sau một tháng đầu tiên chăm sóc, vườn cải kale phát triển chiều cao đến 0,5m, tán lá phủ rộng, đường kính hơn 0,4m, ông Phan tiếp đón hàng ngày khá đông khách du lịch và khách nội địa Đà Lạt đến tìm hiểu và mua hết lượng lá xanh “thu bói” khoảng 5kg về làm rau sống hoặc chế biến luộc, xào nấu với các loại thịt heo, bò… đặc biệt ngon miệng trong bữa ăn gia đình.

Ông Phan cho biết: Cải kale chăm sóc đến tháng thứ 3 thì thu rộ, mỗi ngày từ 30- 40kg lá mà vẫn không có hàng để bán, phần lớn khách hàng đến vườn sau 8 giờ sáng đều không còn cải kale để mua. Tính riêng trong tháng 7/2016, ông Phan thu hoạch mỗi ngày chưa đến 10kg cải kale, nên càng bán hết nhanh vào đầu giờ sáng hàng ngày.

Theo ông Phan, cải kale dễ trồng, dễ chăm sóc, trung bình 100m² nhà kính trồng mật độ 600 cây, sau 70 ngày gieo hạt và chăm sóc là bắt đầu thu hoạch lá xanh kéo dài đến 6 tháng. Chiều cao phát triển của cây cải kale lên đến 1,2- 1,5m. Với giá bán tại vườn khoảng 30.000đồng/kg, trên 200m² nhà kính trồng cải kale thử nghiệm, ông Phan đạt doanh thu mỗi ngày thấp nhất 300.000đồng, cao nhất lên đến 1,2 triệu đồng (công lao động và các nguồn vốn đầu tư về giống, phân bón… chỉ chiếm chưa đến 10% trên tổng doanh thu này).

Được biết, giống cây cải xoăn kale từ Mỹ nhập về Đà Lạt trồng, thu hoạch lá tươi có nhiều hoạt chất dược tính tác dụng như: ngăn ngừa ung thư, chống lão hóa, kháng viêm, giảm cholesterol, tránh được mù lòa…

Văn Việt

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Vốn tín dụng góp phần giảm nghèo ở xã Nghĩa Thắng

    Nguồn vốn tín dụng chính sách (của NHCSXH) đã góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của xã Nghĩa Thắng (huyện Tư Nghĩa, Quảng Ngãi).

  • Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Tín dụng chính sách, điểm tựa thoát nghèo

    Nguồn vốn vay chính sách là điểm tựa vững chắc giúp hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) tiếp tục đầu tư phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.

  • Tín dụng chính sách “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Tín dụng chính sách  “tăng lực” cho chương trình giảm nghèo

    Nghệ An là tỉnh có nguồn vốn chính sách lớn thứ 4 cả nước, tăng trưởng tín dụng đạt kết quả khá cao. Nhờ nguồn vốn chính sách, hàng nghìn đối tượng trên địa bàn đã được tiếp cận để đầu tư sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập, từng bước vươn lên trong cuộc sống.

  • Hà Tĩnh dồn lực để về đích đúng hẹn

    Hà Tĩnh dồn lực để về đích đúng hẹn

    Hà Tĩnh là điểm sáng của cả nước trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), tỉnh đầu tiên của cả nước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án xây dựng thí điểm tỉnh NTM. Thành quả này được kết tinh từ sự nỗ lực, quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân toàn tỉnh.

  • Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Bắc Giang tôn vinh 28 sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu năm 2023

    Ngày 6/12, Hội Nông dân tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Công thương tổ chức Hội nghị Tôn vinh sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu tỉnh Bắc Giang lần thứ 4 và trao giải Cuộc thi Sáng tạo Kỹ thuật nhà nông lần thứ 10, năm 2022-2023.

  • Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2024, Sóc Trăng phấn đấu có thêm hai huyện đạt chuẩn NTM

    Năm 2023, Sóc Trăng có 7 chỉ tiêu vượt và 11 chỉ tiêu đạt 100% nghị quyết, dự kiến tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh năm 2023 đạt cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả nước và đứng thứ 7 khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Top