Sổ đỏ cấp cho người khác, chủ sở hữu không hay biết?
Gần 1ha đất do gia đình ông Đỗ Thái Học, trú tại khu 3, xóm Chiềng, xã Tất Thắng (Thanh Sơn - Phú Thọ) đang sở hữu, “bỗng dưng” giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lại “vào tay” người khác từ năm 2005 mà gia đình không hay biết.
Theo đơn ông Đỗ Thái Học gửi Tạp chí Kinh tế nông thôn, năm 1995, gia đình ông mua thanh lý đồi cọ, chè của Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp xã Tất Thắng và nhận khoán thầu đất trồng cây hàng năm với tổng diện tích theo đo đạc gần 1ha để có điều kiện phát triển kinh tế lâu dài.
Theo bản cho mượn đất màu đồi của HTX ngày 18/1/1995 và Hợp đồng khoán đất màu tại số 01/ HĐ - UB ngày 30/12/1997 giữa UBND xã Tất Thắng, đại diện là bà Đinh Thị Thêm - Chủ tịch UBND xã kiêm Chủ nhiệm HTX Tất Thắng và bên nhận hợp đồng là ông Học, hai bên bàn bạc thỏa thuận và đi đến thống nhất ký kết hợp đồng. UBND xã có một khu đất là khu Tập Ngựa, diện tích gần 1ha, cho phép ông Học quản lý và sản xuất cây màu ngắn ngày trên phần đất đó.
Ngày 30/6/2004, tại Hợp đồng kinh tế 01/HĐKT, đại diện UBND (bên A) xã Tất Thắng có ông Đinh Bằng Thịnh - Chủ tịch UBND xã, đại diện bên B - ông Đỗ Thái Học đã thống nhất những nội dung và các điều khoản hợp đồng kinh tế. Thời gian nhận khoán là 15 năm, tính từ ngày 30/6/2004 đến hết ngày 30/6/2018.
Ngày 20/6/2005, tại Văn bản số 05/TB-UB, UBND xã Tất Thắng thông báo “Về việc thu hồi đất và giải phóng mặt bằng khu vực Tập Ngựa, xã Tất Thắng giao cho Công ty Thanh Nhàn khai thác”. UBND xã Tất Thắng đã đơn phương chấm dứt hợp đồng kinh tế trong khi đến năm 2018 gia đình ông Học mới hết hợp đồng. Điều kỳ quặc là ông Thịnh hứa khi nào Công ty Thanh Nhàn khai thác xong sẽ trả lại cho gia đình tôi tiếp tục sử dụng.
Đến năm 2009, Công ty Thanh Nhàn không còn khai thác và gia đình ông Học có làm đơn đề nghị xin trả lại đất để sử dụng và đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Theo Văn bản số 59/CV-TTr Thanh tra huyện Thanh Sơn trả lời, gia đình ông Học phải căn cứ Điều 135, Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ quy định về trình tự, thủ tục cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại xã, thị trấn. Thanh tra huyện hướng dẫn đến UBND xã Tất Thắng để làm thủ tục cấp GCNQSDĐ cho ông theo quy định pháp luật.
Trước sự việc trên, ông Học đã làm đơn nhiều lần gửi lên UBND xã Tất Thắng đề nghị giải quyết. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì, chính quyền địa phương lặng im, không giải quyết. Sau một thời gian, ông Học được biết thửa đất mình đang đề nghị cấp GCNQSDĐ đã được sang tên cho người khác và người đó đã được cấp GCNQSDĐ.
Liên quan đến vụ việc này, ông Đinh Ngọc Sơn, Chủ tịch UBND xã Tất Thắng, thông tin báo chí về việc đề nghị cấp GCNQSDĐ và bồi thường đất đã bị thu hồi tại bãi Tập Ngựa, xóm Dộc Cửu, xã Tất Thắng trước đó xã đã báo cáo huyện, UBND huyện Thanh Sơn đã giao cho Thanh tra huyện làm việc, vẫn chưa có kết luận.
Cho đến lúc này, sự việc vẫn chưa rõ ràng. Ông Học tha thiết đề nghị UBND xã Tất Thắng và UBND huyện Thanh Sơn có kết luận rõ việc cấp GCNQSDĐ để gia đình ông biết có được sử dụng khu đất đó nữa hay không?
Tạp chí Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc trên.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.