Nằm dưới chân núi Hồng, bên dòng sông Lam, Hồng Lĩnh từng là địa phương khá khó khăn về mọi mặt kể từ ngày thành lập. Nhưng nhờ sự đoàn kết, thống nhất, Hồng Lĩnh đã vươn lên để trở thành trung tâm đô thị lớn mạnh ở phía Bắc Hà Tĩnh.
Vươn lên từ nghèo khó
Thị xã Hồng Lĩnh được thành lập ngày 02/03/1992, theo Quyết định số 67/QĐ-HĐBT/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ). Thành lập trong điều kiện tỉnh Hà Tĩnh vừa mới được tái lập nên thị xã Hồng Lĩnh gặp muôn vàn khó khăn, xuất phát điểm thấp về kinh tế - xã hội, đời sống người dân khó khăn, có tới 32% dân số thuộc diện nghèo đói, thu nhập bình quân chỉ đạt hơn 1 triệu đồng/người/năm.
Trước những khó khăn của ngày đầu mới thành lập, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị xã Hồng Lĩnh đã đoàn kết một lòng, khắc phục khó khăn, vừa tập trung phát triển sản xuất, vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nỗ lực vươn lên giành được kết quả khá toàn diện, đồng đều trên tất cả các lĩnh vực.
Đó chính là nhờ vào khâu chú trọng kêu gọi xúc tiến đầu tư. Theo thống kê, 5 năm gần đây, Hồng Lĩnh đã thu hút được 34 dự án, với tổng vốn đăng ký hơn 3.300 tỷ đồng, trong đó có 21 dự án đi vào hoạt động. Một số dự án có quy mô lớn như: Nhà máy May Haivina Hồng Lĩnh, vốn đầu tư 21 triệu USD, đi vào hoạt động giai đoạn 1 (tạo việc làm cho gần 2.500 lao động); Nhà máy Bia Hà Nội - Nghệ Tĩnh vốn đầu tư 1.215 tỷ đồng; Nhà máy Sợi Nghệ Tĩnh vốn đầu tư 599,9 tỷ đồng... Các dự án đi vào hoạt động đã tạo công việc làm cho hàng chục ngàn lao động không chỉ riêng Hồng Lĩnh mà các địa bàn lân cận cũng có công việc làm ổn định.
Bên cạnh đó, cũng chính từ chính sách thu hút đầu tư mà trong năm 2021, Hồng Lĩnh đã chủ động làm việc với nhà đầu tư nhằm sớm hoàn thiện hồ sơ trình các sở, ban, ngành và UBND tỉnh về Dự án Nhà máy Sợi nồi cọc, vốn đầu tư 631 tỷ đồng, Dự án Khu Công nghiệp - Đô thị - Dịch vụ Bắc Hồng Lĩnh, dự kiến có vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng.
Nhờ thu hút, kêu gọi đầu tư thành công, kinh tế Hồng Lĩnh đã bứt phá vươn lên. Chỉ tính riêng năm 2021, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt 1.851 tỷ đồng, thu ngân sách nhà nước tăng 89 lần, từ 1,5 tỷ đồng (năm 1992) lên 134,2 tỷ đồng (năm 2021); cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh đúng hướng kinh tế đô thị, tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và thương mại - dịch vụ từ 63,7% (năm 1992) lên 97% (năm 2021); thu nhập bình quân tăng vượt bậc, từ 1,1 triệu đồng/người/năm (năm 1992) lên trên 61 triệu đồng/người/năm (năm 2021); tỷ lệ hộ nghèo từ 32% năm 1992 đến nay chỉ còn 1,81%.
Nhắc lại sự khó khăn của những ngày đầu mới thành lập thị xã, ông Nguyễn Trọng Bằng (73 tuổi, phường Nam Hồng) cho biết: “Lớp trẻ bây giờ không cảm thấy sự khác biệt, nhưng với thế hệ của chúng tôi, tất cả đều hiện về rất rõ ràng. Còn nhớ những năm đầu thành lập, đường phố của Hồng Lĩnh khá chật hẹp, lúc ấy chỉ có mấy tuyến đường chính: Quang Trung, Nguyễn Ái Quốc, Trần Phú. Giờ đây, bộ mặt thị xã ngày càng đổi thay, đường rộng thênh thang, đêm về đèn điện sáng trưng, bệnh viện, chợ, trường học được xây dựng hiện đại. Đời sống của người dân ngày càng sung túc, ấm no và văn minh. Phải khẳng định, Hồng Lĩnh thay da đổi thịt thực sự”.
Nâng cao nếp sống văn hóa, văn minh đô thị
Phong trào chỉnh trang đô thị, xây dựng đô thị văn minh, nông thôn mới với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” được Nhân dân đồng tình, hưởng ứng tích cực, ngày càng phát triển sâu rộng. 5 năm qua, thị xã Hồng Lĩnh đã thực hiện trên 350 công trình, với tổng kinh phí đầu tư trên 320 tỷ đồng, trong đó nguồn lực huy động từ Nhân dân chiếm khoảng 50%.
Riêng năm 2021, đã khởi công xây dựng 111 công trình chỉnh trang đô thị và trồng mới hàng ngàn cây xanh. Các công trình chỉnh trang đô thị đã góp phần làm cho Hồng Lĩnh ngày càng “sáng - xanh - sạch - đẹp”; xuất hiện nhiều tuyến phố, ngõ phố văn minh đô thị, nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân.
Cùng với phát triển kinh tế, Hồng Lĩnh đặc biệt quan tâm phát triển lĩnh vực văn hóa, xã hội. Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất; các thiết chế văn hóa được tăng cường; chất lượng nếp sống văn hóa, văn minh đô thị ngày càng nâng cao; quan tâm gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống.
Chất lượng giáo dục luôn đứng tốp đầu toàn tỉnh; cơ sở vật chất dạy và học được đầu tư nâng cấp; đến nay có 17/18 trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng khám - chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được nâng cao rõ rệt.
Đưa Hồng Lĩnh thành trung tâm đô thị phía Bắc Hà Tĩnh
Nhằm thực hiện mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế - xã hội, đô thị hạt nhân trong chuỗi các đô thị phía Bắc Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh tiếp tục xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Đảm bảo vững chắc quốc phòng - an ninh. Phát huy lợi thế vị trí địa lý, hệ thống giao thông để đẩy mạnh phát triển thương mại - dịch vụ. Tăng cường tuyên truyền, nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa, thể thao, phát triển du lịch văn hóa tâm linh... Đặc biệt, đơn giản hoá thủ tục hành chính, tạo môi trường thuận lợi, chủ động tiếp cận, làm việc với các nhà đầu tư để kêu gọi, thu hút các dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh về trên địa bàn. Huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, nhà đầu tư và của Nhân dân để từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng đô thị, phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt, với mục tiêu phấn đấu, Hồng Lĩnh sẽ tạo bước chuyển biến mới trong sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; nâng cao chất lượng sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Đảm bảo chính sách an sinh và công bằng xã hội, quyết tâm thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm, như: Duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt trên 13%/năm. Phấn đấu đến năm 2025, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn đạt hơn 500 tỷ đồng; thu nhập bình quân đạt trên 90 triệu đồng/người/năm; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 51%; thương mại - dịch vụ - du lịch 47%; nông - lâm nghiệp - thủy sản dưới 2%.
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Huy Hùng, Chủ tịch UBND thị xã Hồng Lĩnh, cho biết: “Phát huy kết quả đạt được và những kinh nghiệm trong 30 năm qua, cùng sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, thị xã Hồng Lĩnh sẽ nỗ lực, phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu nhiệm vụ đề ra, sớm đạt tiêu chí đô thị loại III, đưa Hồng Lĩnh phát triển lên tầm cao mới, thực sự là trung tâm kinh tế - xã hội - đô thị phía Bắc tỉnh Hà Tĩnh, đáp ứng sự mong đợi của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân”.
Với những nỗ lực phấn đấu và kết quả đạt được, năm 2021, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân thị xã Hồng Lĩnh được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất. Đây là thành quả đáng tự hào từ sự đoàn kết, thống nhất của Đảng bộ, chính quyền và người dân Hồng Lĩnh.
Từ năm 2010, Liên Hợp quốc đã công nhận Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong hiện thực hóa các Mục tiêu Thiên niên kỷ, hoàn thành trước thời hạn gần 10 năm 3 mục tiêu (xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực, phổ cập giáo dục tiểu học, tăng cường bình đẳng giới và vị thế cho phụ nữ) và có nhiều tiến bộ, đạt tiệm cận 5 mục tiêu còn lại.
Trong 5 ngày, từ 7/9 đến 12/9, “quái” bão YAGI (bão số 3) với sức gió cấp 12 -13, giật cấp 14 -15 -16 đã đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội,… và sau đó, hoàn lưu của nó gây mưa lớn liên tục trên toàn miền Bắc đã gây những tổn thất vô cùng to lớn về người và thiệt hại rất nặng nề về tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp, người dân.
Xuất khẩu nông sản của ta hiện trong TOP 10 -15 thế giới. Nông sản Việt có mặt tại khoảng 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, kim ngạch tăng mạnh trong 15 năm qua: năm 2009 mới chỉ gần 16,5 tỷ USD thì năm 2014, kim ngạch đạt 31 tỷ USD, năm 2019 đạt 41,3 tỷ USD, năm 2023 đạt trên 53 tỷ USD, đến hết tháng 7 năm 2024, kim ngạch xuất khẩu nông - lâm - thủy sản đạt 34,27 tỷ USD, phấn đấu đạt 57 -58 tỷ USD cả năm.