Từ đầu năm đến nay, nông dân Tam Bình (Vĩnh Long) đã cải tạo 127ha vườn kém hiệu quả chuyển sang trồng các loại cây ăn trái có giá trị kinh tế cao. Huyện tập trung từ nay đến cuối năm cải tạo hết 78ha vườn kém hiệu quả.
Đến thời điểm này, Tam Bình có 8.113ha cây ăn trái, gồm các loại cây chủ lực như: cam, bưởi, thanh long, sầu riêng, măng cụt, xoài, dừa,… Trong đó, có hơn 3.000ha cam sành.
Ngoài trồng cam vườn, nông dân trong huyện đã trồng mới 5,5ha cam sành trên đất lúa (toàn huyện trồng gần 485ha cam sành trên đất lúa, chiếm 16% diện tích trồng cam).
Ngành nông nghiệp huyện phối hợp với Trường ĐH Cần Thơ hướng dẫn quy trình trồng cam sành trên đất lúa giúp nông dân hạn chế sử dụng thuốc hóa học vào sản xuất.
Tam Bình chọn xã Bình Ninh phát triển kinh tế vườn và địa phương này duy trì được mô hình trồng 5ha cam sành đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Năm 2018, Tam Bình phấn đấu vận động nhân dân cải tạo không còn vườn tạp, vườn kém hiệu quả với diện tích hơn 200ha; khuyến cáo nhà vườn ứng dụng khoa học kỹ thuật phát triển cam sành, giữ vững thương hiệu đặc sản độc quyền.
Để cải tạo dứt điểm vườn tạp, vườn kém hiệu quả, các địa phương trong huyện phát động phong trào đảng viên gương mẫu thực hiện trước, nông dân làm theo. Ngành nông nghiệp huyện đang điều tra, thống kê diện tích và xây dựng tiêu chí đánh giá vườn kém hiệu quả để có cơ sở công nhận.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.