Tăng cường kiểm tra xử lý việc khai thác đất, cát trái phép
Thời gian qua, tình trạng khai thác, vận chuyển đất, cát trái phép tiếp tục diễn biến phức tạp, không chỉ làm thất thoát tài nguyên, thất thu thuế của Nhà nước mà còn tiềm ẩn nguy cơ sạt lở đê kè, ô nhiễm môi trường.
Lợi dụng tận thu để khai thác đất, cát trái phép
Ông Nguyễn Văn Quế, Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Ninh Thuận, cho biết đang hoàn tất hồ sơ để báo cáo, đề nghị UBND tỉnh xử lý việc khai thác đất cát trái phép trong khu công nghiệp (KCN) Phước Nam tại huyện Thuận Nam.
Trước đó, đoàn kiểm tra liên ngành do ông Nguyễn Văn Quế làm trưởng đoàn đã tiến hành kiểm tra việc tận thu đất cát trong KCN Phước Nam.
Theo Sở TN&MT tỉnh Ninh Thuận, UBND tỉnh đồng ý cho chủ đầu tư KCN Phước Nam là Công ty CP Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận thu hồi đất san lấp từ thi công các trục đường dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Phước Nam giai đoạn một.
Khối lượng đất được thu hồi làm vật liệu san lấp hơn 387.000 m3. Công ty CP Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận đã nộp tiền cấp quyền khai thác lượng đất được duyệt.
Tuy nhiên, đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện chủ đầu tư đã tổ chức khai thác, tận thu đất cát ngoài phạm vi của giai đoạn một. Ghi nhận tại thực địa cho thấy hàng chục hố đất bị xe cơ giới đào bới nham nhở để lấy đất.
Đất khai thác tập trung về bãi cuối KCN để bơm nước sàng rửa cát. Ở khu vực này, chủ đầu tư đã cải tạo thành một hồ nước rộng cùng với các hệ thống máy bơm, máy sàng cỡ lớn để sàng rửa cát.
Ông Vũ Văn Xuyên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận, thừa nhận công ty đang tổ chức tận thu đất, rửa cát trong dự án.
Ông Xuyên cho rằng công ty mới được giao đầu tư dự án vào cuối năm 2021. Trước đó, hai nhà đầu tư đã vào đầu tư tại KCN này.
Giải thích những hố đất nham nhở trong KCN Phước Nam, ông Xuyên cho rằng do các nhà đầu tư trước đây đào, để lại. Công ty CP Đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận đang cải tạo, lấp những hố đất này.
Ông Xuyên cũng thừa nhận tổ chức rửa đất lấy cát để trộn bê tông xây dựng hạ tầng trong KCN Phước Nam.
“Dự án này đã thực hiện 15 năm trước với rất nhiều ao hồ đào lung tung. Chúng tôi chỉ mới thực hiện một năm nay. Công ty rửa cát để tái lại đầu tư”, ông Xuyên phân trần.
Sau khi kiểm tra thực tế tại KCN Phước Nam, giám đốc Sở TN&MT Ninh Thuận, xác định chủ đầu tư đã khai thác tận thu đất trong phạm vi giai đoạn hai của dự án. Việc này chưa được UBND tỉnh cấp phép.
Ông Quế cũng cho rằng Công ty CP đầu tư Phước Nam – Ninh Thuận tổ chức rửa cát để lấy cát trong KCN để tránh lãng phí tài nguyên nhưng phải được cơ quan chức năng cấp phép.
Sở TN&MT đã yêu cầu chủ đầu tư dừng hoạt động khai thác đất tận thu ngoài phạm vi được cấp phép và dừng việc rửa cát.
Trao đổi với báo chí, ông Quế thông tin thêm Sở TN&MT đang củng cố hồ sơ, báo cáo, đề nghị UBND tỉnh xử lý chủ đầu tư KCN Phước Nam. “Sở đã yêu cầu dừng ngay việc sàng rửa cát, tận thu đất ở giai đoạn hai. Chúng tôi đang củng cố hồ sơ, nếu chủ đầu tư vi phạm sẽ xử lý theo quy định của pháp luật”, ông Nguyễn Văn Quế nói.
Cát “tặc” ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn
Hoạt động khai thác cát, sỏi trái phép trên các tuyến sông tại địa bàn TP.Đông Hà (Quảng Trị), dù đã được hạn chế so với thời gian trước đây nhưng vẫn chưa thể dứt điểm, do các đối tượng cát “tặc” hoạt động ngày càng tinh vi, nhiều thủ đoạn.
Trước tình hình này, Công an TP.Đông Hà đã xây dựng kế hoạch về việc tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chốt chặn, đấu tranh, xử lý đối với hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trái phép trên các tuyến sông của địa bàn. Trong đó tập trung vào các địa điểm, khu vực, mỏ khoảng sản trôi nổi trên tuyến sông Thạch Hãn thuộc khu phố Trung Chỉ, phường Đông Lương và đoạn ngã 3 Gia Độ trên tuyến sông hiếu thuộc khu phố 5, phường Đông Giang.
Trong quá trình ra quân, tổ công tác Công an TP.Đông Hà đã phát hiện nhiều đối tượng có hành vi khai thác cát trái phép.
Cụ thể, cơ quan công an đã bắt quả tang ông Nguyễn Minh (SN 1981, trú tại Khu phố Tây Trì, Phường 1, TP. Đông Hà) và ông Nguyễn Văn Trung (SN 1981, trú tại Dương Đại Thuận, Triệu Thuận, Triệu Phong, Quảng Trị) đang có hành vi điều khiển 2 thuyền tự chế có hoạt động khai thác khoáng sản tại tuyến sông Hiếu đoạn Ngã ba Gia Độ.
Qua kiểm tra thực tế khối lượng khoáng sản (cát) trên khoang chứa của 2 thuyền có khối lượng là 17,2m3 cát.
Quá trình làm việc cả 02 đối tượng không xuất trình được giấy phép khai thác khoáng sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
Sau đó, Tổ công tác đã tiến hành lập biên bản vụ việc và tạm giữ phương tiện, củng cố hồ sơ để xử lý vi phạm “Khai thác khoáng sản (cát) mà không có giấy phép khai thác của cơ quan có thẩm quyền” theo đúng quy định của pháp luật.
Theo Công an TP.Đông Hà, việc khai thác cát sỏi trái phép trên sông không chỉ là hành vi vi phạm pháp luật mà còn làm ảnh hưởng rất lớn đến đời sống người dân và môi trường. Bởi cát không đơn thuần là vật liệu xây dựng mà có vai trò quan trọng trong kiến tạo đồng bằng, ổn định lòng và bờ sông, tạo sinh cảnh cho các loài thủy sinh.
Đặc biệt, quá trình đấu tranh xử lý nạn cát “tặc” luôn gặp nhiều khó khăn bởi các thủ đoạn tinh vi của các đối tượng thực hiện.
Cụ thể, các đối tượng cát tặc hoạt động thường lén lút khai thác vào ban đêm, địa điểm khai thác là tại các địa bàn giáp ranh; sử dụng các phương tiện hiện nay chủ yếu là các thuyền tự chế (tự đóng), hoạt động trong thời gian ngắn. Ngoài ra, các đối tượng này còn bố trí người cảnh giới để tránh việc phát hiện, xử lý của lực lượng chức năng…
Trong Thời gian tới, Công an TP.Đông Hà sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả kế hoạch này, trong đó tăng cường lực lượng, phương tiện đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát, kiên quyết xử lý những đối tượng vi phạm. Đồng thời tham mưu cấp ủy, chính quyền, địa phương có giải pháp nhằm giải quyết nguồn cung hợp pháp (cát, sỏi dụng làm vật liệu xây dựng thông thường) đảm bảo cho việc phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn TP.Đông Hà.
Mật phục bắt quả tang nhóm "cát tặc"
Mới đây, Công an tỉnh Đồng Tháp cho biết vừa phối hợp các Phòng nghiệp vụ bắt quả tang 3 phương tiện đang khai thác cát trái phép trên khu vực sông Tiền.
Theo đó, vào khoảng 2h50’ rạng sáng nay (8/6/2022), lực lượng chức năng tiến hành tuần tra trên tuyến sông Tiền đoạn thuộc thủy phận ấp Tân Hội (xã Tân Bình, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp).
Vào thời điểm trên, tổ Cảnh sát giao thông thuộc Trạm Cảnh sát đường thủy Hồng Ngự, Phòng Cảnh sát giao thông chủ trì, phối hợp với cán bộ của Phòng Cảnh sát môi trường tổ chức mật phục bắt quả tang 3 phương tiện đang khai thác cát trái phép dưới lòng sông.
Tại đây, lực lượng chức năng phát hiện có 3 phương tiện đang nổ máy khai thác cát từ dưới lòng sông lên phương tiện. Trong đó có 2 phương tiện không số đăng ký, trọng tải khoảng 15 tấn và 1 phương tiện không số đăng ký, trọng tải khoảng 25 tấn.
Khi phát hiện tổ công tác các đối tượng đã bỏ trốn lên bờ, để lại phương tiện trong tình trạng máy vẫn còn hoạt động, trên mỗi phương tiện có một lượng lớn cát.
Tổ công tác đã lập biên bản vụ việc, tạm giữ 3 phương tiện và bàn giao cho Công an huyện Thanh Bình tiếp tục xác minh, xử lý theo quy định.
Theo Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/3/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản (thay thế cho Nghị định 33/2017/NĐ-CP) có quy định cụ thể như sau:
- Tại Điều 25 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi không tạm dừng hoạt động khai thác cát, sỏi khi thấy có hiện tượng sạt, lở bờ tại khu vực trong quá trình hoạt động bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng; Hành vi khai thác cát, sỏi trên sông, hồ không đúng phương án thực hiện được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận gây sạt, lở lòng, bờ, bãi sông hoặc gây ngập úng nặng vùng đất ven sông bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng (Hình thức phạt bổ sung là đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng). - Tại Khoản 8, Điều 37 quy định: Hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác, bị xử phạt cụ thể như sau: + Phạt từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) đến dưới 100m hoặc vượt quá độ sâu cho phép đến dưới 02m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 06 tháng đến dưới 09 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. + Phạt từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với trường hợp khai thác cát; sỏi vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 100m đến dưới 200m hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 02 m đến dưới 05 m. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 09 tháng đến 12 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. - Trường hợp khai thác vượt ra ngoài điểm gần nhất của ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) từ 200m trở lên hoặc vượt quá độ sâu cho phép từ 05m trở lên được coi là hành vi khai thác khoáng sản mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì bị áp dụng mức phạt tiền cao nhất tương ứng quy định tại điểm e khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều 48 Nghị định này. Tước quyền sử dụng giấy phép khai thác khoáng sản từ 12 tháng đến 15 tháng trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần. - Ngoài ra, hành vi khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ vượt ra ngoài ranh giới khu vực được phép khai thác (theo bề mặt) hoặc vượt quá độ sâu cho phép khai thác còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là: Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác vượt ra ngoài phạm vi được phép khai thác về trạng thái an toàn. Đối với trường hợp khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ còn phải đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình đê điều, công trình hạ tầng kỹ thuật khác, công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra. Buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực khoáng sản do thực hiện vi phạm hành chính. Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định và đo đạc. - Tại Điều 48 quy định: Hành vi vi phạm về khai thác cát, sỏi lòng sông, suối, hồ mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bị xử phạt từ 20.000.000 đồng – 200.000.000 đồng (tương ứng khoáng sản đã khai thác trái phép dưới 10m3 đến trên 50m3). Đồng thời, tịch thu toàn bộ khoáng sản được quy đổi bằng tiền; tịch thu phương tiện sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính. Buộc cải tạo, phục hồi môi trường; thực hiện các giải pháp đưa các khu vực đã khai thác về trạng thái an toàn; đền bù, trả kinh phí khắc phục, sửa chữa những hư hỏng của công trình dân dụng do hành vi vi phạm gây ra... Ngoài những mức xử phạt vi phạm hành chính như trên, hành vi khai thác cát, sỏi trái phép có thể bị xử lý hình sự. Tại điều 227 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về Tội vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên cụ thể: - Người nào vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên trong đất liền, hải đảo, nội thủy, vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa và vùng trời của Việt Nam mà không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm. - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm: Thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác 500.000.000 đồng trở lên; khoáng sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; có tổ chức; Gây sự cố môi trường; làm chết người; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên; - Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: Thực hiện một trong các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này, thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; thu lợi bất chính từ nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên nước, dầu khí hoặc khoáng sản khác từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc khoáng sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng. Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 7.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Lê Đức Giang ký quyết định xử phạt hơn 400 triệu đồng đối với Công ty TNHH Thương mại Song Dương (gọi tắt Công ty Song Đương) do trang trại lợn của công ty này vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Ngày 22/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 135/2024/NĐ-CP quy định cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ.
Gỗ xử lý tịch thu không còn hợp pháp là một trong những điều chỉnh được quy định tại Nghị định 120/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành hôm 30/9 khi sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 102/2020/NĐ-CP.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.
Ông Lê Đức Giang, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký văn bản chấn chỉnh thực hiện dự án nạo vét lòng hồ Khe Trầu (phường Trúc Lâm, TX Nghi Sơn), sau phản ánh của Tạp chí Kinh tế nông thôn.
Liên quan đến trang trại tổng hợp gây ô nhiễm môi trường ở xã Thăng Bình, UBND huyện Nông Cống (Thanh Hoá) yêu cầu chủ trang trại dừng nuôi lợn, hoàn thiện hồ sơ cấp phép môi trường và hoàn thiện các hạng mục, công trình xây dựng phục vụ hoạt động sản xuất theo đúng quy định.