Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ hai, ngày 4 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 11 tháng 12 năm 2015 | 3:22

Thạch Quảng gây dựng thương hiệu nghệ Việt

Những năm gần đây, giống nghệ N8 được du nhập vào trồng cùng với các cây trồng truyền thống khác ở Thạch Quảng (Thạch Thành - Thanh Hóa), bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao. Dành quỹ đất để thâm canh cây dược liệu này, gắn với đầu tư chế biến sâu là giải pháp thiết thực tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng.

Trồng nghệ xen canh hiệu quả cao

Cán bộ, kỹ sư trao đổi cách phòng trừ bệnh nấm trên cây nghệ cho nông hộ.

Nông trường Thạch Quảng có nhiệm vụ trồng, thâm canh cây cao su, mía, thu mua nguyên liệu trong vùng đầu tư cho các cơ sở chế biến. Song, cái khó là thời gian kiến thiết cơ bản của cây cao su khoảng 7 năm mới cho mủ; diện tích chuyên canh cây mía đường thường phát sinh nhiều loại sâu bệnh, ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng. Thực tế đó đặt ra yêu cầu phải tìm cây trồng phù hợp, cho hiệu quả kinh tế cao để trồng xen canh, tạo thêm việc làm, thu nhập cho người lao động, vừa cải tạo, tăng độ phì cho đất. Lãnh đạo Nông trường Thạch Quảng tìm đến các đơn vị khoa học đầu ngành, ra các tỉnh phía Bắc tham quan, quyết định lựa chọn, du nhập 2,5 tấn giống nghệ vàng N8 về khảo nghiệm. Mỗi cán bộ, đảng viên nhận 1- 2 tạ nghệ giống về trồng trên diện tích đất gia đình nhận khoán, quyết tâm xây dựng thành công mô hình trồng xen nghệ bên cây cao su mới trồng và trồng luân canh trên đất mía. Đất không phụ công người, năng suất nghệ đạt 1-1,5 tấn/sào (360m2).

Gần đây, Công ty CP nghệ Việt cùng chính quyền cơ sở hướng dẫn nông hộ ở các huyện: Thạch Thành, Cẩm Thủy, Ngọc Lặc, Lang Chánh cải tạo vườn tạp trồng nghệ. Theo đó, 28 hội viên Hội Làm vườn trong và ngoài xã Thạch Quảng cùng tiến hành cải tạo vườn tạp, nhận giống, trồng được 22ha nghệ. Không chỉ giúp nhau kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản nghệ, Chủ tịch Hội Làm vườn xã Thạch Quảng Phạm Văn Vinh còn ký hợp đồng trách nhiệm với Công ty CP nghệ Việt bảo đảm thu mua, bao tiêu sản phẩm cho nông dân.

Chị Nguyễn Thị Huyền, Đội trưởng Đội 3, Nông trường Thạch Quảng cho biết: “Cây nghệ vàng N8 trồng chu kỳ một năm cho năng suất hơn 20 tấn/ha nhưng trồng theo chu kỳ 1,5 năm, cho năng suất từ 40 - 45 tấn/ha. Với giá thu mua tối thiểu 5.000 đồng/kg, nghệ cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/năm; nghệ trồng 1,5 năm cho thu nhập từ 200 - 225 triệu đồng/ha.

Gây dựng thương hiệu nghệ Việt

Giám đốc Công ty CP nghệ Việt Hà Văn Tiệp kiêm Trưởng phòng Kế hoạch - Kỹ thuật (Nông trường Thạch Quảng) cho biết: Năm vừa qua, doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh nghệ đạt gần 9 tỷ đồng, thu nhập bình quân của lao động gián tiếp tại nông trường đạt 2,8 - 3,5 triệu đồng/người/tháng.

Đầu ra của sản phẩm chế biến từ nghệ rất lớn, nhưng công ty mới sơ chế, còn phải đưa thành phẩm ra Hà Nội nhờ chế biến sâu. Thêm nữa, cây nghệ mới được du nhập, trồng ở vùng thượng du Thanh Hóa, chưa được xác định là cây kinh tế chủ đạo và chưa được tỉnh quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định. Năm 2014, sản lượng nghệ củ đạt 470 tấn, trong đó có 200 tấn được sơ chế, sấy khô tại xưởng của công ty, còn lại bán tươi. Tỉnh Thanh Hóa mới quyết định đầu tư 1,8 tỷ đồng lắp đặt dây chuyền công nghệ lò quay, nâng công suất sấy nghệ lên gấp hai lần trong thời gian chạy rốt-đa. Năm nay sản lượng nghệ củ ước đạt 800 tấn, trong đó 400 tấn củ nghệ sẽ được sấy khô tại cơ sở. Dự toán, cần có 20 tỷ đồng để xây dựng, lắp đặt công nghệ chế biến nghệ sâu tại Thạch Quảng.

 Nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích canh tác, tạo giá trị gia tăng cho các sản phẩm chế biến từ nghệ được Nông trường Thạch Quảng xác định là hướng đi bền vững, giải pháp cụ thể hóa đề án tái cơ cấu nông nghiệp ở tỉnh Thanh Hóa theo hướng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, tạo ra sản phẩm có năng suất, chất lượng, khả năng cạnh tranh cao, khẳng định thương hiệu sản phẩm Việt trong xu thế hội nhập, phát triển.

Mai Luận

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Làm giàu từ chanh dây ngọt

    Làm giàu từ chanh dây ngọt

    Mê nông nghiệp, lão nông Nguyễn Hữu Công (Sáu Công) ở ấp Phụng Sơn, xã Song Phụng, huyện Long Phú đã đem chanh dây ghép với gốc nhãn lồng (cây lạc tiên) cho ra cây chanh dây ngọt “độc nhất, vô nhị” tại tỉnh Sóc Trăng. Hiện nay, chanh dây ngọt mang tên “Sáu Công” nổi tiếng khắp tỉnh, thành trong cả nước và mang về cho ông Sáu Công thu nhập cả tỉ đồng mỗi năm.

  • Làm nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch trải nghiệm ở Thanh Đông

    Làm nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch trải nghiệm ở Thanh Đông

    Thành phố Hội An (Quảng Nam) những năm qua đã nổi lên như một trung tâm tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp hữu cơ kết hợp với du lịch trải nghiệm. Việc tích hợp nông nghiệp và du lịch không chỉ tạo ra nguồn thu nhập mới cho người dân mà còn xây dựng một mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường. Trong đó, vườn rau thôn Thanh Đông, xã Cẩm Thanh là một ví dụ điển hình.

  • Phú Yên hình thành hơn 7.000ha cây ăn trái

    Phú Yên hình thành hơn 7.000ha cây ăn trái

    Theo Sở NN&PTNT Phú Yên, sau hơn 2,5 năm triển khai Đề án xây dựng vùng cây ăn trái gắn với chế biến hàng hóa, xây dựng thương hiệu sản phẩm, đến nay toàn tỉnh có khoảng 7.050ha trồng cây ăn trái các loại.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

  • Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Hiệu quả “kép” từ vườn ổi ở Miếu Bông

    Chúng tôi về thôn Miếu Bông, xã Hoà Phước (huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nẵng), tham quan vườn ổi vừa cho thu hoạch quả, vừa thu lá để làm thuốc, mang lại hiệu quả kinh tế cao của chị Đỗ Thị Thanh Thúy.

  • Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Làm giàu từ nuôi chim chào mào

    Nuôi chim cảnh đã giúp một thanh niên khởi nghiệp thành công, vươn lên làm giàu, đó là trường hợp của anh Trần Hữu Vinh (31 tuổi, ở ấp 5, xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang). Từ việc nhân nuôi giống chim chào mào đột biến (giống lai) đã giúp chàng trai trẻ này có thu nhập tiền tỷ.

Top