Bệnh dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu dừng lại. Do vậy, để đảm bảo phát triển chăn nuôi ổn định, mang lại thu nhập, nhiều nông dân tại Thái Bình đã chủ động chuyển đổi sang vật nuôi thay thế như: vịt, thỏ, bò….
Dự án “Xây dựng mô hình chăn nuôi giống vịt biển 15- Đại Xuyên cho các tỉnh ven biển miền Bắc và miền Trung” thực hiện tại Thái Bình từ năm 2017-2019. Trong năm 2019, Dự án triển khai ở 03 xã Thái Thượng, Thái Đô, Thái Thành (huyện Thái Thụy), với quy mô 7.500 con vịt biển 15 - Đại Xuyên cho 18 hộ dân. Dự án hỗ trợ toàn bộ con giống, 30% thức ăn và thuốc thú y để nuôi vịt; hộ tham gia được hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi vịt an toàn sinh học (ATSH).
Kết quả theo dõi mô hình thấy, giống vịt biển 15 - Đại Xuyên là giống vịt có trọng lượng cơ thể lớn, thích nghi tốt với điều kiện nước mặn, lợ huyện Thái Thụy, ít bị bệnh, tốc độ tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp nên thích hợp với hình thức nuôi công nghiệp hoàn toàn. Từ đó có thể khuyến cáo người dân chuyển đổi cơ cấu giống, thay đổi tập quán chăn nuôi vịt tận dụng mùa vụ đuổi đồng chuyển sang nuôi công nghiệp hoàn toàn, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi gây ra. Đồng thời tạo ra sản phẩm thịt vịt với số lượng lớn, chất lượng tốt, đáp ứng nhu cầu thị trường. Mô hình cho thu lãi bình quân 6 triệu đồng/hộ.
Sau hơn 2 tháng nuôi vịt biển 15 - Đại Xuyên do dự án hỗ trợ theo quy trình chăn nuôi ATSH, ông Phạm Ngọc Phi (xã Thái Thành) cho biết: “Giống vịt biển 15 - Đại Xuyên có sức đề kháng cao, đồng thời gia đình đã thực hiện đầy đủ quy trình phòng bệnh do cán bộ kỹ thuật hướng dẫn nên có tỷ lệ nuôi sống đạt 96,14%, cao hơn so với các giống vịt tại địa phương. Vịt tăng trọng nhanh, chất lượng thịt thơm ngon, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng”.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên, cho biết: “Sau ba năm triển khai dự án tại tỉnh Thái Bình thấy, giống vịt biển 15 - Đại Xuyên thích nghi rất tốt với điều kiện chăn nuôi tại vùng nước mặn, lợ và tập quán chăn nuôi của nông dân Thái Bình. Tuy nhiên, đây là giống vịt mới, người tiêu dùng chưa biết đến nhiều nên để nhân rộng mô hình, trong thời gian tới, cần có các hoạt động quảng bá tới người tiêu dùng, đồng thời mở rộng quy mô sản xuất theo hướng liên kết chuỗi giá trị từ đầu vào đến bao tiêu sản phẩm đầu ra”.
Giống vịt biển 15 - Đại Xuyên được Trung tâm Nghiên cứu Vịt Đại Xuyên chọn tạo, cho năng suất và chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện chăn nuôi vùng nước mặn, lợ. Đây là giống vịt kiêm dụng có trọng lượng 2,7 - 3 kg (70 ngày tuổi), chất lượng thịt thơm ngon, có thể nuôi theo nhiều phương thức khác nhau, đặc biệt là có khả năng tự kiếm mồi rất tốt. |
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.