Xuất khẩu gạo của Thái Lan dự kiến sẽ tăng trong quý cuối cùng của năm nay và cả năm tiếp theo, do đồng nội tệ đã suy yếu khiến giá gạo của nước này có thể cạnh tranh tốt hơn trên thị trường.
Theo Vụ trưởng Vụ Ngoại thương, Bộ Thương mại Thái Lan Keerati Ruschano, xuất khẩu của Thái Lan đã tăng trưởng kể từ tháng 6/2021 do nhu cầu cao hơn từ các thị trường Trung Quốc, Philíppines và một số nước châu Phi.
Dự kiến, lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới, với khoảng 700.000 tấn mỗi tháng.
Thái Lan cũng tin tưởng sẽ đạt được mục tiêu xuất khẩu 6 triệu tấn gạo trong năm 2021. Trong giai đoạn 8 tháng đầu năm 2021, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái lan đạt 3,18 triệu tấn, giảm 14% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, kể từ tháng 9/2021, lượng gạo xuất đi của quốc gia này đã tăng 124,8% so với năm trước.
Một phần nguyên nhân của việc xuất khẩu gạo Thái Lan tăng đột biến đó là nhờ lực đẩy của đồng nội tệ đang suy yếu so với USD. Ngoài ra, dịch COVID-19 cũng đang suy giảm và các biện pháp nới lỏng đã giúp thuận tiện hơn cho xuất khẩu.
Hiệp hội xuất khẩu gạo Thái Lan cho rằng, việc đồng bạt mất giá 13% so với USD sẽ giúp giá gạo Thái Lan trên thị trường quốc tế giảm mạnh và trở nên có tính cạnh tranh hơn. Giá gạo 5% tấm của Thái Lan đang được báo giá ở mức 400 USD/tấn, thấp hơn 51 USD so với giá của Việt Nam. Hồi đầu năm nay, giá gạo 5% tấm của Thái Lan được chào giá ở mức 520 USD/tấn.
Dự kiến, sản lượng gạo xuất khẩu của Thái Lan sẽ tiếp tục tăng trong năm tới với lượng gạo xay xát ước tính đạt 20 triệu tấn, cao hơn 3 triệu tấn so với năm nay. Năm 2020, Thái Lan đã xuất khẩu tổng cộng 5,7 triệu tấn gạo.
Mỗi năm, huyện Yên Thế (Bắc Giang) bán ra thị trường trên 10 triệu con gia cầm thương phẩm, giá trị sản xuất năm 2024 ước đạt trên 1.600 tỷ đồng. Tuy chăn nuôi đã trở thành một nghề quan trọng trong kinh tế địa phương nhưng vẫn còn nhiều khó khăn trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Trước thực trạng này, nhiều giải pháp đã được đưa ra.
Không chỉ từ khi Luật Hợp tác xã năm 2023 chính thức có hiệu lực (01/7/2024), mà trước đó, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Quảng Ngãi đã chủ động mở rộng các dịch vụ phục vụ và phát triển sản xuất kinh doanh (SXKD) gắn với chuỗi giá trị sản phẩm. Nhờ đó, vai trò của HTX nông nghiệp (NN) đối với kinh tế hộ ngày càng rõ hơn, nhất là khi SX gặp khó khăn: hạn hán, lũ lụt, dịch bệnh,…