Vụ hè thu, phần lớn diện tích ở huyện Thuận Bắc (Ninh Thuận) đều bỏ hoang do thiếu nước tưới.
Nhằm tạo sinh kế cũng như giúp bà con có thu nhập tăng thêm và giảm tình trạng ruộng bỏ hoang, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung Bộ hỗ trợ Trung tâm Khuyến nông Ninh Thuận thực hiện dự án khuyến nông trung ương năm 2018 với các mô hình chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả và có nguy cơ khô hạn cao.
Thôn Bà Râu (xã Lợi Hải, huyện Thuận Bắc) là một trong ba điểm thực hiện mô hình chuyển đổi trồng thâm canh ngô vụ hè thu 2018 trên đất lúa kém hiệu quả và nguy cơ khô hạn cao. Giống ngô lai NK 73-28 được trồng trên diện tích 5ha, với 7 hộ tham gia.
Qua triển khai mô hình thấy ngô lai NK 73-28 là giống trung ngày, có thời gian sinh trưởng 110-115 ngày, bản lá rộng, khả năng quang hợp tốt. Cờ màu nâu, số nhánh cờ nhiều và tỏa đều ra các hướng; số lượng hạt phấn nhiều và đều, dễ thụ phấn, hạt đóng nhiều hơn. Thân màu xanh nhạt, lá và vỏ bắp màu xanh đậm. Bắp to, dài, số hàng/bắp, số hạt/hàng cao, lõi bé, hạt to, màu vàng cam. Thời điểm hiện tại, ngô đã được 105 ngày, kể từ ngày gieo trồng. Năng suất ước đạt 65,28 tạ/ha, với giá thị trường 5.500 đồng/kg, lợi nhuận khoảng 18 triệu đồng/ha, cao gấp 3 lần trồng lúa.
Cán bộ kỹ thuật đã đánh giá kết quả trồng và chăm sóc của bà con tương đối đạt yêu cầu. Tuy nhiên, một vài hộ chưa làm tốt khâu gieo trồng và bón phân nên hiệu quả chưa cao so với dự kiến ban đầu. Cụ thể, việc gieo trồng không đúng mật độ: khoảng cách trồng dày, một hốc 2-3 hạt nên tốn nhiều giống; bón phân chưa đủ lượng, chỉ bón số phân được hỗ trợ nên cho bắp nhỏ.
Bước đầu mô hình đã góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân trong chuyển đổi cây trồng trên đất lúa kém hiệu quả. Bà con mong muốn chính quyền địa phương cũng như ngành chức năng tiếp tục hỗ trợ thực hiện mô hình trong những năm tiếp theo.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.