Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 28 tháng 6 năm 2019 | 14:31

Thành công nhờ ham học hỏi

Với đức tính cần cù, chịu khó, ham học hỏi, anh Cù Huy Hoàng ở thôn Làng Già, xã Yên Thắng, (Lục Yên - Yên Bái) đã mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi gà thương phẩm.

Mô hình này bước đầu có hiệu quả và anh trở thành điển hình làm kinh tế giỏi được nhiều người biết đến.

 

tr4t.JPG
Cù Huy Hoàng (giữa) thành công với mô hình nuôi gà thương phẩm.

 

Khởi nghiệp khó khăn

Cù Huy Hoàng – cái tên mà hầu như tất cả thanh niên xã Yên Thắng và với người dân quanh vùng không ai còn xa lạ.

Năm nay 29 tuổi nhưng Hoàng  đã sở hữu một cơ ngơi trị giá hàng chục tỷ đồng với 8.000 con gà lớn nhỏ các loại và hệ thống chuồng nuôi đầu tư xây dựng bài bản trên tổng diện tích gần 5.000m2.

Tốt nghiệp cao đẳng sư phạm, bố mẹ Hoàng vất vả xin việc cho anh tại một trường thuộc tỉnh Hà Giang. Mong muốn con mình thoát khỏi cảnh chân lấm tay bùn nhưng Hoàng quyết định ở lại, làm kinh tế ở quê nhà.

Cuối năm 2012, chỉ có số tiền nhỏ trong tay, Hoàng vay mượn thêm bạn bè mua 500 con gà giống. Do không có kiến thức cũng như kinh nghiệm, lứa gà đầu tiên chết mất một nửa. Thấy gà cứ lần lượt lăn ra chết, bụng Hoàng nóng như lửa đốt. Anh chạy vạy khắp nơi hỏi những người đi trước, nghiên cứu sách báo, tài liệu và biết được gà của mình chết vì bệnh Gumboro  (còn gọi là viêm túi huyệt, bệnh truyền nhiễm thường gặp trên gà do virus gây ra; lây lan nhanh và tỷ lệ chết lên đến 50%), từ đó Hoàng mới chú trọng khâu phòng bệnh.

Từ 500 con ban đầu, đàn gà của Hoàng tăng dần lên 1.000 con rồi 2.000 con. Đến nay, sau gần 7 năm gắn bó với đàn gà, trong chuồng của Hoàng lúc nào cũng có 8.000 con, từ nhỏ đến to, mỗi lứa 2.000 con liên tục kế nhau. Cái chuồng gà nhỏ của gia đình anh ngày nào nay  biến thành khu chăn nuôi rộng rãi, có chuồng úm, chuồng nuôi và sân chơi.

Bà Bùi Thị Hợi ở thôn Làng Già chia sẻ: “Hoàng tuy trẻ nhưng rất năng động trong phát triển kinh tế. Tôi và nhiều hộ dân thấy mô hình nuôi gà thương phẩm của Hoàng hiệu quả nên đến tham quan và học tập”.

Thành quả từ học hỏi

Theo Hoàng, để nuôi gà thành công, phải chú trọng khâu phòng bệnh và xây dựng chuồng nuôi đảm bảo kỹ thuật. Chỉ nuôi mật độ tối đa 7 con/m2; trong chuồng có lắp quạt mát, ngày nắng nóng sử dụng hệ thống phun nước trên mái, mùa đông có bạt chắn hướng gió lùa.

Cứ 4,5 tháng Hoàng xuất bán một lứa 2.000 con, tổng trọng lượng đạt 4 - 4,5 tấn, với giá bán  60.000 - 65.000 đồng/kg, trừ chi phí, thu lãi 40 - 50 triệu đồng/lứa.

Nếu như ngày đầu Hoàng phải lặn lội khắp nơi tìm đầu mối giao hàng thì giờ đây thương lái đã  chủ động tìm đến, sản phẩm làm ra đến đâu đầu mối đến nhận tiêu thụ đến đó, anh thậm chí còn không đủ hàng để giao.

Tiếp đà thành công, Hoàng đang mở rộng diện tích chuồng trại để có thể nuôi thêm 1 lứa 2.000 con.

Thành quả có được hôm nay chính là nhờ ý chí, tinh thần chịu khó học hỏi, dám nghĩ dám làm của Cù Huy Hoàng. Không chỉ làm kinh tế giỏi, Hoàng còn tích cực tham gia các phong trào của đoàn thanh niên. Tấm gương phát triển kinh tế của Hoàng đã tác động không nhỏ đến nhiều thanh niên xã Yên Thắng trong phong trào khởi nghiệp, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

 

 

Khắc Điệp - Mai Huyên
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top