Dư luận cho rằng, 9 dự án bất động sản trên địa bàn Thanh Hoá được phê duyệt nội dung tiền sử dụng đất không đúng quy định của Luật Đất đai theo Thông báo số 245/TB-UBND mới đây có nhiều khuất tất...
Dư luận cho rằng, 9 dự án bất động sản trên địa bàn Thanh Hoá được phê duyệt nội dung tiền sử dụng đất không đúng quy định của Luật Đất đai năm 2013 theo Thông báo số 245/TB-UBND của UBND tỉnh Thanh Hoá ngày 5/12/2017 có nhiều khuất tất, vì không đấu giá công khai và định giá quá bèo. Có hay không việc chỉ định thầu không qua đấu giá khiến cho ngân sách thất thu hàng chục tỷ đồng tại mỗi dự án?
Được biết, từ năm 2010 đến nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 1.116 dự án đầu tư giao đất, cho thuê đất được thực hiện (tổng diện tích 4.253,23 ha).
Trong đó có 9 dự án không đảm bảo quy định của Luật Đất đai 2013 gồm: Khu dân cư An Phú Hưng; Khu nhà ở thương mại Nam đường Nguyễn Phục; Khu dân cư Đông Vệ; Dự án công viên nước Đông Hương; Dự án khu đô thị Núi Long; Dự án khu dân cư xóm Bắc Sơn 2 (đều thuộc TP. Thanh Hóa) và dự án Khu đô thị Sao Mai (xã Thọ Dân, huyện Triệu Sơn); Dự án Trung tâm thương mại và nhà phố Eden; dự án Khu dân cư Trường Đại học Hồng Đức, phường Đông Sơn, TP Thanh Hoá.
Đa số các dự án này đều được ông Nguyễn Đình Xứng, khi đó là Phó chủ tịch, nay là Chủ tịch UBND tỉnh và bà Lê Thị Thìn, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ký tính tiền sử dụng đất.
Liên quan đến Dự án Trung tâm thương mại và nhà phố Eden, TP Thanh Hóa, ngày 8/9/2016, bà Lê Thị Thìn ký Quyết định số 3438/QĐ-UBND về “phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án có sử dụng đất”. Dự án có tổng mức đầu tư 133.981.726.000 đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 15,5 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước là hơn 10,7 tỷ đồng, khiến cho dư luận không khỏi nghi ngờ về sự thiếu minh bạch, định giá quá thấp, khiến ngân sách thất thu?
Tiếp đến là Dự án Khu dân cư Trường Đại học Hồng Đức, phường Đông Sơn, TP. Thanh Hóa cũng do bà Lê Thị Thìn ký Quyết định 1456/QĐ-UBND ngày 23/4//2018, phê duyệt giá đất cụ thể làm căn cứ xác định tiền sử dụng đất nộp ngân sách nhà nước (đợt I). Dự án có tổng diện tích 74.162,58m2; diện tích giao đợt I hơn 46.000 m2. Trong đó, đất chia lô hơn 24.000 m2 (bao gồm 249 lô đất) và phần diện tích còn lại hơn 22.000 m2 cho nhà văn hóa, công viên cây xanh, giao thông… Tổng doanh thu phát triển của dự án quy về hiện tại là hơn 455 tỷ đồng; tổng chi phí phát triển dự án hơn 390 tỷ đồng; giá trị quyền sử dụng đất là 65.197.148.609 tỷ đồng. Dự án được giao cho liên doanh nhà đầu tư Công ty TNHH XD và TM Lam Sơn – Công ty CP tư vấn Đầu tư xây dựng Xuân Thắng.
Theo báo Dân Trí ngày 21/3/2018, gần 400 lô đất thuộc Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương có mặt bằng “đắc địa” nằm ở TP. Thanh Hóa, đưa ra đấu giá khi chưa thực hiện đúng các quy trình, thủ tục về niêm yết, công khai, vi phạm Luật Đấu giá tài sản. Ngoài ra, đơn vị trúng đấu giá cũng chỉ ở mức giá “bèo” so với giá thị trường hiện nay khiến dư luận không khỏi hoài nghi?
Dự án này cũng do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Thị Thìn ký quyết định phê duyệt phương án đấu giá quyền sử dụng đất (đợt 1) vào ngày 19/9/2017, đưa ra đấu giá đợt 1 là 57.908,24m2 (gồm 375 lô đất). Khu đất vàng được UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt giá khởi điểm đấu giá là 534.311.800.000 đồng, giá cụ thể cho mỗi mét vuông là 7.500.000 đồng. Đơn vị trúng đấu giá là Công ty cổ phần Nakama Việt Nam.
Điều đáng ngạc nhiên trong thương vụ đấu giá này chỉ vẻn vẹn có 2 đơn vị tham gia và kết quả trúng đấu giá quá bất ngờ là 437.786.300.000 đồng, chỉ cao hơn giá sàn hơn 3 tỷ đồng/375 lô đất vàng. Đáng nói hơn, giá đất hiện tại ở các khu vực xung quanh mặt bằng này mặt đường chính Lê Lợi có nơi lên đến 50 triệu đồng/m2, mặt đường bên trong các khu dân cư dao động từ 15-23 triệu đồng/m2. Chỉ cần nhẩm tính sơ sơ thì Nhà nước cũng mất hàng trăm tỷ đồng ở khu “đất vàng” đấu giá “bèo” này.
Dự án Khu dịch vụ thương mại, văn phòng và dân cư thuộc Khu đô thị Đông Hương sau đó bị Sở Tư pháp Thanh Hoá kết luận vi phạm hồ sơ, thủ tục đấu giá vi phạm hồ sơ, thủ tục đấu giá và đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo hủy hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản.
Tương tự vi phạm Luật Đất đai năm 2013 là Dự án Khu nhà ở thương mại Nam đường Nguyễn Phục, phường Quảng Thắng, TP Thanh Hoá. Ngày 18/11/2014, ông Nguyễn Đình Xứng, khi đó là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá ký Quyết định số 3983/QĐ-UBND: “về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện đầu tư dự án có sử dụng đất”. Dự án này có tổng mức đầu tư 595.869.725.000 đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư là hơn 78 tỷ đồng. Tiền sử dụng đất nộp vào ngân sách nhà nước 5.238.210.000 đồng.
Đặc biệt, trong số 9 dự án vi phạm vào Luật Đất đai năm 2013 nêu trên, Dự án Khu dân cư An Phú Hưng, TP Thanh Hoá là gây tai tiếng nhất, vì “giá bèo” cho khu “đất vàng”. Ngân sách nhà nước chỉ thu được 55 tỷ đồng tiền sử dụng đất trên diện tích 2,8 ha. Trong khi đất ở khu vực này có giá hàng chục triệu đồng/m2.
Không những thế, nhà đầu tư là Công ty CP ĐT và XD Bình Minh còn cho xây dựng một công trình nguy nga, đồ sộ mà dư luận còn gọi là “phủ chúa” khi dự án chưa được bàn giao đất là sự ngang nhiên và coi thường pháp luật.
Bên cạnh dự án Khu dân cư An Phú Hưng còn có Dự án Khu thương mại dịch vụ và dân cư B-TM1, thuộc khu đô thị mới Đông Hương, TP Thanh Hoá, diện tích 2,9 ha, khu “đất vàng” mà ngân sách chỉ thu vẻn vẹn hơn 28 tỷ đồng tiền sử dụng đất khiến dư luận dậy sóng, Thủ tướng Chính phủ cũng đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các bộ ngành khác kiểm tra, nhưng hơn một năm nay vẫn chưa thấy công bố kết quả.
Báo Kinh tế nông thôn tiếp tục thông tin tới bạn đọc.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.