Viện Kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan Cánh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa thay thế biện pháp ngăn chặn đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế và ông ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai.
Ngày 10/12, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra quyết định thay thế biện pháp ngăn chặn đối với ông Trương Quốc Cường, Thứ trưởng Bộ Y tế.
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao áp dụng biện pháp bắt tạm giam đối với ông Trương Quốc Cường thay thế biện pháp "cấm đi khỏi nơi cư trú" đã được phê chuẩn trước đó, để phục vụ công tác truy tố và xét xử.
Lệnh bắt tạm giam được cơ quan tố tụng đưa ra sau hơn 1 tháng Cơ quan an ninh điều tra khởi tố bị can đối với Thứ trưởng Cường.
Đây là diễn biến mới nhất trong quá trình Vụ Thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra án kinh tế (Vụ 3), Viện Kiểm sát nhân dân tối cao kiểm sát điều tra vụ án: "Buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh mang nhãn mác Health 2000 Canada; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng; Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, xảy ra tại TP.HCM, các tỉnh, thành phố khác và Cục Quản lý dược - Bộ Y tế".
Trước đó, cơ quan an ninh đã có kết luận điều tra bổ sung đề nghị truy tố 14 bị can trong vụ án, ông Trương Quốc Cường bị đề nghị truy tố tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Các bị can Nguyễn Minh Hùng, Võ Mạnh Cường… bị đề nghị truy tố tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh.
Theo kết luận điều tra, hành vi của ông Cường là thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, còn thuộc cấp của ông có hành vi cố ý làm trái quy định, tiếp tay cho thuốc giả nhãn mác.
Kết quả điều tra xác định ông Cường với vai trò là cục trưởng Cục Quản lý dược kiêm phó chủ tịch thường trực hội đồng xét duyệt cấp số đăng ký thuốc phải chịu trách nhiệm trước bộ trưởng và pháp luật về mọi hoạt động sai phạm.
Hành vi của ông Cường bị cơ quan tố tụng kết luận là chưa làm hết trách nhiệm với vai trò người đứng đầu, gây thiệt hại hơn 50,6 tỉ đồng.
Mới đây, giữa tháng 11, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã họp để xem xét, thi hành kỷ luật Ban Cán sự Đảng Bộ Y tế. Theo đó, Ban Bí thư đã quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khai trừ ra khỏi Đảng đối với ông Trương Quốc Cường. |
* Thông tin từ Bộ Công an cho biết, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an vừa ra quyết định hủy bỏ biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với ông Nguyễn Quang Tuấn, cựu Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, và ra lệnh bắt tạm giam đối với bị can Tuấn.
Các quyết định, lệnh này đã được Viện KSND Tối cao phê chuẩn và đã được thi vào chiều 10/12.
Theo Bộ Công an, C03 đang tập trung điều tra mở rộng vụ án, áp dụng các biện pháp theo luật định để làm rõ tính chất, vai trò, hành vi phạm tội của các bị can và đối tượng có liên quan; thu giữ vật chứng và xác minh thu hồi, kê biên triệt để tài sản cho Nhà nước.
Ông Nguyễn Quang Tuấn, 54 tuổi, giữ chức Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội từ năm 2012. Tới tháng 3/2020, ông Tuấn được bổ nhiệm làm Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai. Ông Tuấn từng là đại biểu Quốc hội hóa XIV, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội.
Trước đó, C03 đã khởi tố 9 bị can có liên quan, trong đó thực hiện lệnh bắt tạm giam đối với 7 bị can. Trong số này có nhiều người là lãnh đạo, cán bộ của Bệnh viện Tim Hà Nội, gồm Hoàng Thị Ngọc Hưởng, nguyên Phó giám đốc; Nguyễn Thị Dung Hạnh, Kế toán trưởng; Đoàn Trọng Bình, nguyên Phó trưởng phòng Vật tư; Nghiêm Tuấn Linh, nguyên Phó trưởng phòng Vật tư.
Các bị can còn lại là Trần Phú Hưng, Tổng giám đốc, và Nguyễn Hồng Dũng, Phó tổng giám đốc Công ty CP đầu tư định giá AIC VN - Công ty AIC VN; Nguyễn Trung Dũng, chuyên viên thẩm định giá Công ty AIC VN; Phạm Huy Lập, Giám đốc Công ty CP Thiết bị Y tế Hoàng Nga; và Phạm Thị Kim Oanh, Kế toán trưởng công ty này.
Bước đầu, C03 xác định quá trình kiểm tra tại 2 gói thầu mua sắm thiết bị vật tư y tế của bệnh viện này đã phát hiện nhiều sai phạm, gây thất thoát số tiền hơn 40 tỉ đồng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.