Quá trình thi công đường dây 220kV phục vụ các nhà máy điện gió Đắk N’Drung 1,2,3, giữa chủ đầu tư và nhiều hộ dân chưa tìm được tiếng nói chung. Cho rằng việc hỗ trợ chưa thỏa đáng, 5 hộ dân đồng loạt gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
Bà Dương Thị Hường (thôn Đắk Krung, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức), đại diện của một trong 5 hộ dân gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, cho biết: Phương án hỗ trợ đất và cây cối nằm trong hành lang lưới điện mà chủ đầu tư đưa ra đối với gia đình còn thấp. Cụ thể, gia đình tôi có 2.760m2 đất cùng 170 cây cao su đang cho thu hoạch nằm trong hành lang đường dây 220kV.
Với giá mủ hiện tại, 170 cây cao su cho thu khoảng 700.000 -1000.000đ/ngày. Đường dây 220kV đi qua vườn, 170 cây đó bắt buộc phải chặt bỏ, thiệt hại về kinh tế cho gia đình là rất lớn, và kéo dài trong nhiều năm. Các loại cây trồng khác có thể áp giá hỗ trợ, nhưng riêng cây cao su tôi đề nghị chủ đầu tư phải áp giá đền bù thỏa đáng.
“Gia đình chưa thống nhất phương án đền bù, nhưng chủ đầu tư đã tổ chức thi công trên diện tích đất của gia đình. Do đó, tôi đề nghị cơ quan chức năng sớm vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho gia đình”, bà Dương Thị Hường nói.
Tương tự, ông Lài Quang Phả ở thôn Đắk Krung, xã Quảng Tân cũng chưa đồng ý với mức hỗ trợ bồi thường.
Ông Phả cho biết, khi thi công đường dây 220kV, gia đình có 60m mặt đường bê tông bị ảnh hưởng. Theo giá thị trường khoảng 40 triệu đồng/m ngang, nếu bán sẽ thu về khoảng 2,4 tỷ đồng. Nhưng, chủ đầu tư nói chỉ hỗ trợ (gồm cả đất, cây trồng trên đất) tối đa 200 triệu đồng.
“Mức hỗ trợ đó chưa bằng 10% giá trị lô đất, nên tôi chưa đồng ý. Dù chưa thống nhất xong phương án đền bù, tôi chưa ký biên bản bàn giao mặt bằng nhưng ngày 19/08/2021, họ vẫn tiến hành thi công. Sáng 23/08/2021, UBND xã Quảng Tân mời tôi lên đối thoại với chủ đầu tư, trong biên bản làm việc, tôi yêu cầu khi nào bồi thường xong thì mới được thi công nhưng ngay trong đêm họ đã lén kéo đường dây", ông Phả bức xúc nói.
Cho rằng việc hỗ trợ bồi thường chưa thỏa đáng, 5 hộ dân ở thôn Đắk Krung, xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức (trong đó có bà Dương Thị Hường và ông Lài Quang Phả) đã gửi đơn kiến nghị đến Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông.
Ngày 16/09/2021, ông Lương Sơn Bá, Phó trưởng ban Tiếp công dân tỉnh Đắk Nông đã ký Công văn số 362 V/v chuyển đơn của công dân Dương Thị Hường cùng 04 hộ ở xã Quảng Tân, huyện Tuy Đức đến Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông (Địa chỉ: thôn 10, xã Nam Bình, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông).
Nội dung đơn: Phản ánh việc Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Đrung Đắk Nông, thuộc dự án nhà máy điện gió Đắk N’Đrung 1,2,3 (hạng mục trụ đường dây điện) thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại về tài sản và diện tích đất bị ảnh hưởng chưa thỏa đáng. Kiến nghị giải quyết mức giá bồi thường đảm bảo lợi ích cho các hộ gia đình.
Thực hiện chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Ban Tiếp công dân tỉnh chuyển đơn đến Công ty TNHH MTV Năng lượng Đắk N’Drung Đắk Nông để giải quyết, trả lời cho công dân. Báo cáo kết quả về UBND tỉnh và thông báo cho Ban Tiếp công dân tỉnh trước ngày 09/10/2021.
Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin đến bạn đọc nội dung trên!
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.