Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ sáu, ngày 22 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 19 tháng 5 năm 2017 | 11:6

Thiên ưu 8 nhiễm bệnh đạo ôn cổ bông, Hà Tĩnh mất 1/3 sản lượng lúa

Nông dân Hà Tĩnh lại lâm cảnh điêu đứng vì hàng ngàn hecta lúa vụ xuân sắp thu hoạch “cho chộ, không cho ăn” bởi bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành trên diện rộng, chủ yếu trên giống lúa Thiên ưu 8.

Phần lớn diện tích lúa Thiên ưu 8 trên địa bàn Hà Tĩnh bị nhiễm đạo ôn cổ bông.

Cấy đâu mất đấy!

Vụ đông xuân năm nay, Hà Tĩnh sản xuất trên 58.000ha lúa, trong đó giống lúa Thiên ưu 8 có khoảng 20.000ha. Hiện, bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành trên phần lớn diện tích giống Thiên ưu 8, nguy cơ mất trắng là rất cao.

Theo phản ánh của người dân, chúng tôi xuống thực tế 6 huyện trung du, đồng bằng, những vùng sản xuất giống lúa Thiên ưu 8 nhiều nhất Hà Tĩnh. Ông Lê Hai Thanh, Trưởng thôn Thọ, xã Thạch Liên (huyện Thạch Hà) cho biết, thôn có tổng diện tích gieo cấy gần 60ha, trong đó giống Thiên ưu 8 chiếm đến 80%, nhiều hộ đang đứng trước nguy cơ mất trắng khi 100% diện tích chỉ gieo cấy giống lúa này, như gia đình ông Đinh Văn Hùng (1,1 mẫu), anh Lê Hữu Xuân (1,2 mẫu), anh Phan Văn Kiều (1,9 mẫu), anh Đinh Văn Dung (1 mẫu),...

Chúng tôi cùng ông Thanh ra thăm cánh đồng trồng giống Thiên ưu 8, được biết toàn bộ hơn 20ha trong khu vực này đều được quy hoạch làm cánh đồng mẫu một giống nhưng bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành khiến lúa bị lép. Một nông dân than thở: “Nghe cán bộ tuyên truyền, Thiên ưu 8 là giống lúa cao sản, kháng trừ sâu bệnh, nhất là bệnh đạo ôn nên chúng tôi đồng loạt gieo cấy, ai ngờ lúa nhiễm bệnh nặng, không biết vụ này lấy gì mà ăn”.

Cùng hoàn cảnh, bà Nguyễn Thị Lương, thôn Tam Đồng, xã Cẩm Vĩnh (Cẩm Xuyên) cho biết, gia đình bà được chính quyền hỗ trợ một phần giống Thiên ưu 8, bà còn mua thêm để gieo cấy trên diện tích 5 sào thì cả 5 sào đều mất trắng.

Trao đổi với chúng tôi, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vĩnh Nguyễn Văn Chiến cho biết,  xã có 330ha chuyên canh lúa, trong đó giống Thiên ưu 8 chiếm gần một nửa. Nhiều hộ gieo cấy 100% giống lúa này đang đứng trước nguy cơ thiếu đói.

Người trong cuộc nói gì?

Ông Doãn Trí Tuệ, thành viên Hội Khoa học nông nghiệp tỉnh Nghệ An, cho rằng: Từ Nam Nghệ An vào Hà Tĩnh, đến một số địa phương Bắc Quảng Bình là vùng tiểu khí hậu khắc nghiệt nhất, mùa khô hạn hán nắng nóng kéo dài, mùa mưa độ ẩm luôn cao. Vì thế, nhiều giống lúa vào vùng đất này vài ba năm không thể chịu đựng nổi tự thoái hóa, chỉ có các loại giống sau khi đã thích nghi với khí hậu, thời tiết vùng đất này mới chịu nổi.

Về giống Thiên ưu 8, một số nhà khoa học, chuyên gia nông nghiệp khẳng định, giống lúa này không thể chịu đựng được vùng tiểu khí hậu này.

Về nguyên nhân lúa bị bệnh đạo ôn cổ bông trên diện rộng, một nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp Bắc Trung Bộ cho rằng, cần xem lại mẻ giống của nhà cung cấp, bởi giống có thể để lâu ngày ủ bệnh khi đưa về vùng đất có độ ẩm cao, bệnh bùng phát mạnh là điều tất yếu.

Theo một chuyên gia nông nghiệp khác, nếu mẻ giống do nhà sản xuất cung ứng theo chương trình hỗ trợ cho bà con đồng bào vùng lũ Hà Tĩnh là 350 tấn, tương đương 5.000 ha, trong khi diện tích giống Thiên ưu 8 toàn tỉnh lên tới gần 20.000ha, tất cả  đều bị thiệt hại, số ít bị ảnh hưởng thì không thể nói do mẻ giống 350 tấn ủ bệnh gây nên. Bởi bệnh đạo ôn lây lan rất nhanh trên diện rộng ngay trong giai đoạn lúa bắt đầu trổ bông và chín dần. Nếu nhìn bằng mắt thường thì lúa rất đẹp, nhưng chỉ qua một đêm, toàn bộ cánh đồng ngả màu trắng, hạt lúa bị lép.

Trên thực tế, số diện tích lúa Thiên ưu 8 trổ bông trước, không bị mắc mưa thì chỉ bị ảnh hưởng nhẹ. Còn 70% diện tích gieo cấy đúng lịch trình, thời vụ trổ bông vào các ngày 22-25/4 đều bị bệnh đạo ôn cổ bông hoành hành, bởi lúa trổ đúng vào dịp mưa, lạnh kéo dài, độ ẩm cao càng tạo đà cho đạo ôn cổ bông phát triển. Vì thế, nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân từ giống là có cơ sở.

Ai chịu trách nhiệm?   

Một chuyên gia nông nghiệp ở Hà Tĩnh cho rằng, lịch sử sản xuất nông nghiệp của tỉnh mấy chục năm nay chưa hề xảy ra mất mùa nặng nề như vụ đông xuân năm nay, bởi gần 20.000ha lúa bị ảnh hưởng nặng nề. Ở đâu có trồng Thiên ưu 8 thì ở đó bệnh đạo ôn cổ bông bùng phát, còn lây nhiễm sang một số giống khác.

Hiện, Hà Tĩnh đang tích cực rà soát số diện tích bị thiệt hại để có biện pháp xử lý. Nhưng nhiều ý kiến cho rằng, ít nhất sản lượng lương thực toàn tỉnh sẽ bị tụt giảm khoảng 1/3 so với cùng kỳ năm trước. Ai sẽ chịu trách nhiệm về việc này?

Đây cũng là hồi chuông thức tỉnh về công tác quản lý giống trên địa bàn. Nếu chưa thể bảo đảm an toàn thì chưa thể cho sản xuất đại trà.

Anh Bình

 

 

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top