Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ bảy, ngày 14 tháng 5 năm 2016 | 2:35

Thu nhập cao từ nuôi cá sạch

Hà Nội đang triển khai mô hình nuôi thủy sản theo hướng an toàn thực phẩm (ATTP) tại 9 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố, bước đầu đạt được nhiều kết quả nổi bật, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân.

HTX thủy sản Đồng Tâm (xã Phú Đông- huyện Ba Vì) là một trong những HTX tiêu biểu áp dụng mô hình thành công và đem lại hiệu quả kinh tế cao cho xã viên. Ban chủ nhiệm HTX luôn chú trọng tới công tác chọn điểm, chọn hộ và kiểm soát quy trình kỹ thuật nuôi thủy sản.

Trước đó, khi Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội chưa triển khai xây dựng mô hình nuôi thủy sản theo hướng ATTP thì tại HTX, việc nuôi trồng thủy sản chưa phát huy hết tiềm năng. Quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, thiếu đầu tư về trang thiết bị và cơ sở hạ tầng. Đặc biệt, việc nuôi thủy sản vẫn theo hướng truyền thống và người dân chưa chú trọng tới môi trường nuôi cũng như các biện pháp phòng bệnh cho cá. Các giống cá được nuôi chủ yếu là trôi, mè... và chưa đưa các đối tượng nuôi mới như rô phi đơn tính,  cá chép... vào sản xuất.

HTX thủy sản Đồng Tâm có tổng diện tích 50ha, bao gồm 19 hộ nuôi thủy sản. Muốn áp dụng nuôi thủy sản theo hướng ATTP của Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố thì các hộ nuôi trong HTX phải đi học lớp tập huấn kỹ thuật về nuôi thủy sản theo hướng ATTP và phải quản lý được đầu vào là thức ăn, con giống phải có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Mô hình nuôi chủ yếu là cá rô đơn tính, trắm cỏ và cá chép với mật độ 1­1,5 con/m2. Đồng thời, trong quá trình thực hiện mô hình, việc chăm sóc và quản lý ao nuôi cũng phải tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn ATTP, xung quanh bờ ao không trồng cây cối, không nuôi gà, nuôi vịt, ao phải quang đãng, đúng độ sâu và nguồn nước lấy vào từ kênh mương thủy nông. Cho cá ăn đúng liều lượng, đúng độ đạm theo từng giai đoạn phát triển, đúng thời gian, đúng địa điểm, tránh tình trạng cho ăn thừa thức ăn gây lãng phí và ô nhiễm môi trường. Xử lý nước ao nuôi bằng chế phẩm sinh học định kỳ 5 ngày/lần, nhằm cải thiện môi trường nước ao và là cách tránh nhiễm bệnh cho cá.

Ngoài ra, Trạm Khuyến nông huyện cũng tổ chức tập huấn và cử cán bộ kỹ thuật giám sát chặt chẽ mô hình, đảm bảo các hộ tham gia thực hiện đầy đủ các yêu cầu đề ra...

Nhờ đó, mô hình được triển khai theo đúng kế hoạch, đảm bảo tiến độ và đạt yêu cầu kỹ thuật; cá sinh trưởng phát triển tốt, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Mô hình nuôi cá sạch của HTX.

Ông Phùng Văn Hồng, Chủ nhiệm HTX, cho biết: "Với tổng đầu tư 600 triệu/ha/năm, trừ chi phí, thu lãi 200 triệu đồng/ha/năm, cao hơn từ 30 - 40 triệu đồng/ha so với nuôi cá truyền thống."

Áp dụng mô hình thành công nên sản phẩm của HTX đã 5 lần mang đi Hội chợ hàng nông nghiệp TP. Hà Nội và là một trong những mặt hàng được đánh giá cao. HTX cũng được tặng nhiều giấy khen của xã Phú Đông, đạt danh hiệu "Tập thể lao động tiên tiến 2012" của huyện Ba Vì, Giấy khen của Sở Nông nghiệp và PTNT về thực hiện "Chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản thành phố giai đoạn 2009­2015 và định hướng đến 2020"...

Đây chính là tiền đề quan trọng để nhân rộng mô hình trên địa bàn các huyện ngoại thành Hà Nội.

Thu Phương Phùng

KTNT
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top