Để lại một phần cơ thể ở chiến trường, nhưng với bản lĩnh của anh bộ đội cụ Hồ, thương binh Phan Đình Mạnh ở tổ dân phố 2, thị trấn Đức An (Đắk Song - Đắk Nông) đã trở thành nông dân sản xuất giỏi, thu nhập tiền tỷ mỗi năm.
Ở độ tuổi ngoài 70, thương binh nặng hạng 1/4 Phan Đình Mạnh vẫn còn nhớ những ngày tháng được giao nhiệm vụ bảo vệ thành cổ Quảng Trị. Với ông, đó là khoảng thời gian phải đối mặt với nhiều hiểm nguy nhưng rất tự hào. Ông Mạnh cho biết, tham gia bộ đội năm 17 tuổi, đến năm 1971 khi mới 23 tuổi, thì bị thương nặng, cụt chân phải, gãy nát chân trái và cổ tay trái. Sau ngày đất nước thống nhất, sinh sống ở quê hương Nghệ An một thời gian, đến năm 1997, gia đình ông chuyển vào huyện Đắk Song lập nghiệp.
Khi sức khỏe không cho phép tham gia trực tiếp sản xuất, ông Mạnh dành thời gian tìm hiểu kinh nghiệm sản xuất trên sách, báo, đồng đội… để hướng dẫn, định hướng cho vợ con.
“Từ nhà vào rẫy theo đường chim bay cũng phải 4 - 5km nhưng lúc đó không có đường mà cũng không có xe đi nên tôi chống nạng từ nhà vào trong rẫy. Sau này khi thành lập huyện mới, có quy hoạch, có đường sá, kinh tế mình cũng vững nên lúc đó mình đầu tư xe, mua nhiều thứ khác để con cái làm ăn”, ông Mạnh kể lại.
Với 10ha đất trồng cây cà phê, hồ tiêu, cây ăn trái…, trừ chi phí, ông thu lãi gần 1,5 tỷ đồng/năm. Ông trở thành cựu chiến binh làm kinh tế giỏi, được nhiều người dân tìm đến học tập kinh nghiệm.
Không chỉ chú tâm phát triển kinh tế gia đình, ông Mạnh còn không ngần ngại tặng 2 lô đất mặt tiền Trung tâm thị trấn Đức An cho 2 thương binh có hoàn cảnh khó khăn để làm nhà ở.
Ông Phạm Văn Nhung ở cùng tổ dân phố cho biết, ông Mạnh còn cùng với các anh em đồng đội hiến 500m2 đất để chính quyền địa phương làm đường giao thông, giúp bà con có đường đi lại.
“Khi thành lập, huyện Đắk Song chưa có đường giao thông, bà con đi lại rất khó khăn. Tôi với ông Mạnh bàn bạc hiến đất để người dân có đường đi lại cho thuận lợi. Khi có đường giao thông, bà con phấn khởi, kinh tế từng bước phát triển”, ông Nhung cho biết.
Cựu chiến binh Phan Đình Mạnh chỉ là một trong số hàng nghìn những thương binh đã và đang nỗ lực vượt lên khó khăn, hoàn cảnh để phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho bản thân và đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Họ chính là những tấm gương sáng trong thời chiến cũng như thời bình, xứng đáng với lời dạy của Bác Hồ “thương binh tàn, nhưng không phế”..
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.