Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua, Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi và thẳng thắn, đa số đều đồng tình, nhất trí những nội dung dự thảo đề ra.
Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là sự cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, với nhiệm vụ: “Tiếp tục hoàn thiện, cụ thể hóa, thực hiện tốt cơ chế “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ”, trong đó có chủ trương “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”.
Tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV vừa qua, Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở được nhiều đại biểu Quốc hội thảo luận sôi nổi và thẳng thắn, đa số đều đồng tình, nhất trí những nội dung dự thảo đề ra, tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, làm rõ hơn.
Nếu dân chủ ở cơ sở được thực hiện tốt, sẽ không có vi phạm phải xử lý
Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở là thể chế hóa cho bằng được phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát và dân thụ hưởng”; đặt việc thực hiện dân chủ cơ sở trong tổng thể cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và Nhân dân làm chủ. Vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội là trung tâm để nhân dân làm chủ; giải quyết được mối quan hệ giữa thực hành dân chủ với tăng cường pháp chế và đảm bảo kỷ cương xã hội.
Trên thực tế, việc người dân thực hiện quyền giám sát và kiểm tra của mình đối với các cơ quan Nhà nước và các cán bộ Nhà nước lại là một việc vô cùng khó khăn, vì thế, nhiều đại biểu Quốc hội cho rằng, việc người dân không được kiểm tra, giám sát cơ quan Nhà nước và cán bộ Nhà nước nên mới có nhiều vi phạm phải xử lý trong thời gian vừa qua.
Nhìn lại những vụ đại án tham nhũng, đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) chia sẻ, nếu chúng ta công khai dân chủ để mọi người đều biết thì tất cả những vụ này đều được ngăn chặn trước. “Qua đó cho thấy, nếu thực hiện tốt dân chủ cơ sở, công khai, minh bạch để người dân biết được thông tin, nắm được mọi hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước trong việc sử dụng các nguồn lực công trong các quyết định có liên quan đến người dân, đến cộng đồng thì chắc chắn rằng chúng ta sẽ nhận được rất nhiều ý kiến tham gia đóng góp của người dân để mang lại kết quả quyết định đó tốt hơn”, ông Cường nêu rõ.
Ông Cường nêu ví dụ, vụ kit test Việt Á, nếu thực hiện dân chủ cơ sở, công khai thông tin, Nhà nước phải mua của Việt Á với giá như thế và hải quan cũng công khai thông tin hàng chuyến, hàng tháng Việt Á đã nhập kit test từ Trung Quốc về bao nhiêu, thì chắc chắn không để các địa phương, CDC các tỉnh, thành phố phải mua như giá Việt Á bán.
Một trong những vấn đề nổi cộm thời gian qua là việc “sốt đất” đang trở thành “vấn nạn” ở các địa phương, nhất là địa phương có xây dựng những khu công nghiệp, sân bay… Cũng xuất phát từ việc công khai thiếu tính minh bạch, nhiều địa phương công khai một cách chiếu lệ về việc quy hoạch và sử dụng đất, dẫn đến cán bộ làm công tác quản lý đất đai đã cấu kết với các đối tượng kinh doanh đất để “thổi giá” lên cao, không những làm thiệt hại cho Nhà nước mà người có nhu cầu thật cũng khó tiếp cận.
Theo đại biểu Sùng A Lềnh (Lào Cai), nhiều nơi vẫn còn xảy ra tình trạng thông báo mang tính hình thức, vắn tắt những nội dung nhạy cảm, nhất là về lĩnh vực quy hoạch đất đai; việc quản lý và sử dụng các loại quỹ, khoản đầu tư, tài trợ theo chương trình, dự án hoặc kết quả thanh tra, kiểm tra, giải quyết các vụ việc tiêu cực, tham nhũng của cán bộ, đảng viên, công chức cấp xã và cán bộ thôn; công tác thi đua, khen thưởng.
“Hơn nữa, hiện nay, pháp luật chỉ quy định về nội dung, hình thức công khai mà thiếu quy định về tính minh bạch trong công khai của chính quyền cấp xã. Vì vậy, nhiều địa phương thực hiện công khai một cách chiếu lệ. Nếu công khai không kèm theo sự minh bạch thì sẽ không đảm bảo được quyền lợi của người dân”, ông Sùng A Lềnh nhấn mạnh và đề nghị nghiên cứu quy định một số hình thức công khai bắt buộc đang thực hiện có hiệu quả trong thực tiễn để có cơ sở tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát đối với trách nhiệm công khai, minh bạch thông tin của cơ quan, đơn vị.
Bài học dân chủ từ cơ sở
Ông Nguyễn Văn Vũ ở thôn Đông Ngàn, xã Đông Hội (Đông Anh - Hà Nội) cho biết: Trong những ngày diễn ra Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XV, tôi thường xuyên theo dõi các phiên thảo luận, chất vấn tại nghị trường, nhất là buổi thảo luận về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở. Thực tế, tại cơ sở, việc dân chủ đã được công khai nhưng vẫn còn ít, nhiều nội dung còn mang tính hình thức.
“Trong xây dựng nông thôn mới, nhờ có việc công khai dân chủ, việc giám sát chặt chẽ của thanh tra nhân dân trong thôn nên các công trình hạ tầng được xây dựng đều đảm bảo chất lượng. Vì đây là những công trình mà nguyên liệu xây dựng được chính quyền hỗ trợ và kinh phí được người nhân dân đóng góp”, ông Vũ nói.
Ông Đặng Xuân Thiện, Chủ tịch UBND xã Đông Hội, cho biết: “UBND xã đã nghiên cứu Luật Phòng chống tham nhũng và căn cứ định mức, tiêu chuẩn chế độ “nguồn nào phúc lợi đấy”; sử dụng tài sản Nhà nước đúng mục đích, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan Nhà nước ban hành”. Đồng thời, công khai, minh bạch công tác hoạt động của UBND xã và tại các thôn như: mua sắm công, xây dựng cơ bản, tài chính, ngân sách xã; huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân; công tác quản lý sử dụng đất và công khai minh bạch trong lĩnh vực tư pháp, lao động - thương binh và xã hội...”.
Ông Phạm Văn Phát, ở thị trấn Kẻ Sặt (Bình Giang -Hải Dương), cho rằng, việc thực hiện dân chủ ở cơ sở nơi ông đang sinh sống vẫn chỉ là hình thức, nhiều nội dung, nhất là quy hoạch và sử dụng đất nông nghiệp vẫn chưa được chính quyền công khai để nhân dân được biết. Vì vậy, nhiều cán bộ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sử dụng đất sai mục đích, hoặc bán đất trái thẩm quyền dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
Ông Phát nói: “Vì không công khai, minh bạch trong việc sử dụng đất công, một cán bộ của thị trấn đã tự ý bán đất trái thẩm quyền, sau khi nhân dân phát hiện tố cáo lên cấp trên, phản ánh tới báo chí, đồng chí lãnh đạo này bị huyện Bình Giang khai trừ ra khỏi Đảng, đây là bài học cho việc thực hiện dân chủ ở cơ sở chưa được làm tốt”.
Nhận xét về Dự án Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, cùng với việc bảo đảm “dân biết”, “dân bàn”, “dân làm” thì quy định về thanh tra nhân dân trong Luật này nhằm bảo đảm cho “dân kiểm tra, giám sát” bên cạnh công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo. Chủ tịch Quốc hội đề nghị làm rõ thanh tra nhân dân là thanh tra của nhân dân, bảo đảm cho dân có thể đi giám sát, kiểm tra lại các cơ quan Nhà nước và cán bộ Nhà nước.
Nếu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở đi vào thực tiễn, người dân được thực hiện quyền giám sát của mình đối với các cơ quan Nhà nước và cán bộ Nhà nước thì sẽ không có những vụ tham nhũng, tiêu cực đáng tiếc xảy ra.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.