Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2022 | 8:45

Tiền Giang có số lượng trái cây được cấp mã số vùng trồng lớn nhất nước

Theo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ Nông nghiệp-PTNT), Tiền Giang là địa phương có diện tích cây ăn quả lớn và số loại trái cây được cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói nhiều nhất cả nước.

Tuy nhiên, việc giữ vững mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói tại địa phương này chưa được nhà vườn và doanh nghiệp quan tâm đúng mức.

xoai-cat.jpg
 Vườn xoài cát Hòa Lộc tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang được cấp mã số vùng trồng

 

Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang, từ năm 2017 đến nay, toàn tỉnh có  hơn 19.000 ha vườn cây ăn trái được cấp 281 mã số vùng trồng; trong đó, có 127 mã số vùng trồng được cấp sang thị trường Trung Quốc với diện tích trên 17.200ha cho 6 loại trái cây gồm: mít, thanh long, xoài, dưa hấu, chuối và chôm chôm.

Số diện tích còn lại được cấp sang thị trường khó tính như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Úc và NewZealand với diện tích trên 1.800ha, gồm 4 loại trái cây: Thanh long, xoài, chôm chôm và vú sữa. Hiện nay, Tiền Giang đã 3 hồ sơ tiếp tục đề nghị cấp mã số vùng trồng cho vườn cây sầu riêng gửi đến Cục Bảo vệ thực vật.

Bên cạnh đó, toàn tỉnh còn có 728 cơ sở đóng gói được cấp mã số. Trong đó, nhiều nhất là thị trường Trung Quốc với 721 mã số, còn lại là Mỹ, Úc và NewZealand. Hiện, địa phương  đang gửi 7 hồ sơ gồm 6 hồ sơ loại cây sầu riêng và 1 hồ sơ trái ớt đề nghị cấp mã số Cơ sở đóng gói đến Cục Bảo vệ thực vật.

Qua công tác tác kiểm tra, giám sát, đến nay, Chi cục Trồng Trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Tiền Giang đã đề nghị Cục Bảo vệ thực vật thu hồi và hủy 32 mã số vùng trồng, thu hồi và hủy hơn 500 mã số cơ sở đóng gói do không đạt yêu cầu.

Theo đánh giá của Cục Bảo vệ thực vật, Tiền Giang là một trong những địa phương có mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói được cấp lớn nhất cả nước. Tuy nhiên, đây cũng là địa phương có mã số bị thu hồi nhiều nhất và diện tích được cấp mã số còn ít so với tổng diện tích cây ăn trái toàn tỉnh. Để khắc phục những hạn chế này, ngành chức năng của tỉnh cần tăng cường công tác giám sát quản lý lĩnh vực này, tích cực tuyên truyền để người dân hiểu được vai trò và tầm quan trọng của vấn đề cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói trong sản xuất bền vững ngành hành trái cây, nhất là phục vụ chiến lược xuất khẩu.

Ông Nguyễn Thành Vinh, Giám đốc công ty TNHH xuất nhập khẩu dừa Hạnh Phúc - doanh nghiệp chuyên xuất khẩu trái cây tại xã Bàn Long, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết, cả 2 mã số cơ sở đóng gói và mã số vùng trồng rất cần thiết khi đưa hàng trái cây xuất khẩu.

Theo ông Vinh: “Doanh nghiệp tôi đã đạt tiêu chuẩn mã nhà đóng gói, mình xuất hàng rất thuận tiện. Những hệ thống thực phẩm, siêu thị sạch bây giờ cũng buộc mình phải đạt tiêu chuẩn này, có giấy tờ, đủ điều kiện, sạch sẽ, phải có kho lạnh trữ hàng thì mới xuất được. Còn nói về mã vùng trồng ở các nước khó tính bắt buộc hàng phải có nguồn gốc, phải quy hoạch vùng trồng, quản lý chất lượng, truy xuất nguồn gốc của sản phẩm đó mình trồng ở vùng nào để có trách nhiệm với người tiêu dùng”./.

Nhật Trường/VOV
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top