Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ ba, ngày 19 tháng 3 năm 2024  
Thứ sáu, ngày 30 tháng 8 năm 2019 | 12:54

Tin NN ĐBSH: Khó kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp

Để quản lý, kiểm soát thị trường kinh doanh vật tư nông nghiệp, thời gian qua, các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền để người dân biết và chấp hành, song vẫn khó khi hàng loạt cơ sở vẫn cố tình vi phạm.

Thanh Hóa: Khó kiểm soát thị trường vật tư nông nghiệp    

Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có 856 cơ sở, cửa hàng buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, trong đó có 5 đại lý cửa hàng cấp 1, 20 cơ sở sản xuất phân bón với hơn 2.000 cửa hàng phân phối, bán lẻ...

3.jpg
Cán bộ Cục Quản lý thị trường kiểm tra một cửa hàng kinh doanh vật tư nông nghiệp tại huyện Thường Xuân.

 

Từ những con số trên cho thấy, số cơ sở cung ứng vật tư nông nghiệp (VTNN) trên địa bàn tỉnh khá nhiều, có mạng lưới rộng khắp. Tuy nhiên, bên cạnh các cơ sở, cửa hàng kinh doanh có địa chỉ, đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh, thì vẫn còn không ít trường hợp trong quá trình hoạt động kinh doanh, buôn bán không tuân thủ quy định.

Để quản lý, kiểm soát thị trường kinh doanh VTNN, thời gian qua, các sở, ban, ngành và chính quyền các địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết và chấp hành các quy định của Nhà nước về chất lượng VTNN. Bên cạnh đó, đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm về chất lượng VTNN theo đúng quy định của pháp luật, trong đó tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật.

Từ đầu năm 2019 đến nay, các sở, ngành có liên quan của tỉnh đã thực hiện 3 cuộc thanh tra hành chính, 26 cuộc thanh tra và 5 cuộc kiểm tra chuyên ngành. Trong đó, có 26 cuộc thanh tra và 2 cuộc kiểm tra theo kế hoạch; 3 cuộc kiểm tra đột xuất, với các nội dung kiểm tra thực hiện các quy định về đăng ký kinh doanh, giấy phép sản xuất, hồ sơ công bố hợp quy, chất lượng, việc chấp hành các quy định của pháp luật về hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc xuất xứ, việc ghi nhãn hàng hóa... Qua đó, đã có 444 tổ chức, cá nhân được kiểm tra, phát hiện và xử lý vi phạm 39 tổ chức, cá nhân. Tổng số tiền nộp ngân sách Nhà nước gần 278 triệu đồng.

Mặc dù cơ quan quản lý Nhà nước đã tăng cường thực hiện các giải pháp về quản lý, kiểm soát việc kinh doanh, buôn bán, song thị trường VTNN trên địa bàn tỉnh vẫn khó kiểm soát. Khảo sát tại một số địa phương về vấn đề kinh doanh VTNN, chúng tôi nhận thấy, nhiều cơ sở kinh doanh VTNN không có biển hiệu kinh doanh theo quy định, các loại VTNN bày bán lộn xộn, không theo từng chủng loại cụ thể, hầu hết các cơ sở kinh doanh không niêm yết giá công khai về các loại VTNN.

Đáng chú ý, ở những địa phương vùng sâu, vùng xa, nơi điều kiện kinh tế, trình độ dân trí còn hạn chế xuất hiện trình trạng các tiểu thương, hộ kinh doanh bày bán một số loại VTNN, như: Hạt giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật không rõ nguồn gốc. Đáng lo ngại, do điều kiện kinh doanh của tiểu thương ở các chợ, nhất là các chợ phiên không bảo đảm, nên thường xảy ra tình trạng các loại VTNN được bày bán với các hàng hóa khác, thậm chí là các loại thực phẩm khô, gây nguy cơ mất an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, còn có tình trạng cứ đến thời điểm bước vào vụ sản xuất chính, tại các xã lại xuất hiện các điểm bán VTNN tự phát để cung ứng các loại VTNN để bà con nông dân sản xuất. Các điểm kinh doanh này chỉ tạm thời, ở một thời điểm nhất định, thông thường khi kết thúc mùa vụ thì các điểm kinh doanh này cũng ngừng hoạt động. Vì vậy, khiến việc quản lý, kiểm soát của các sở, ngành, địa phương gặp nhiều khó khăn.

Theo đại diện lãnh đạo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Thanh Hóa, sở dĩ công tác quản lý, kiểm soát VTNN còn gặp khó khăn, hạn chế là do chế tài xử phạt các vi phạm về sản xuất, kinh doanh VTNN còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe, nên tình trạng tồn tại vi phạm còn nhiều. Kinh phí dành cho công tác kiểm tra chất lượng VTNN, nhất là công tác giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn hạn chế, vì vậy việc kiểm tra chưa thường xuyên, trong khi đó, hầu hết các cơ sở kinh doanh VTNN trên địa bàn tỉnh đa phần là nhỏ lẻ, nằm trong khu dân cư, nên càng khó kiểm tra.

Hơn nữa, thực tế các địa phương chưa chú trọng, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật cho người dân về tác hại của việc sử dụng giống cây trồng, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, nên người dân vẫn duy trì thói quen sử dụng VTNN tùy tiện, theo sự giới thiệu của người bán hàng, không cần biết loại vật tư đó có nằm trong danh mục khuyến cáo sử dụng hay không, nên việc kiểm soát càng trở nên khó khăn.

Để thị trường VTNN được kiểm soát chặt chẽ, các sở, ngành có liên quan của tỉnh Thanh Hóa và chính quyền các địa phương cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết pháp luật và trách nhiệm trong kinh doanh, cũng như người sử dụng VTNN; tổ chức tập huấn, thực hiện quy trình sản xuất an toàn trong quá trình sử dụng các loại VTNN. Cùng với đó, đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra đột xuất về VTNN, kiên quyết xử lý các vi phạm theo quy định.

Lực lượng liên ngành thanh tra, kiểm tra ATTP tại một cơ sở ở Hà Nội.

Hà Nội: Xử phạt vi phạm kinh doanh vật tư nông nghiệp, ATTP gần 150 triệu đồng

Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội vừa có báo cáo kết quả công tác thanh tra chuyên ngành về vật tư nông nghiệp, an toàn thực phẩm (ATTP) trong tháng 8/2019 trên địa bàn thành phố.

Theo đó, trong tháng 8, Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã tiến hành thanh tra, kiểm tra tại 45 tổ chức, cá nhân kinh doanh vật tư nông nghiệp, vệ sinh an ATTP. Qua thanh tra, đã kiểm tra xử phạt 10 tổ chức với số tiền 148,7 triệu đồng.
 
Trong đó, hoạt động thanh tra, kiểm tra ATTP, Thanh ra Sở kết thúc thanh tra tại 2 tổ chức, đang thanh tra tại 3 tổ chức, kiểm tra tại 2 tổ chức. Qua kiểm tra phát hiện và xử lý 2 tổ chức 46,2 triệu đồng với hành vi không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP; kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ.
 
Về hoạt động sản xuất kinh doanh giống cây trồng, đã kết thúc thanh tra tại 4 tổ chức, tiến hành thanh tra tại 2 tổ chức. Qua thanh tra đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 2 tổ chức 14,5 triệu đồng. Về hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và hành nghề thuốc thú y, kinh doanh giết mổ động vật, đã kết thúc thanh tra tại 5 tổ chức; tiến hành thanh tra tại 4 tổ chức, kiểm tra. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện và xử phạt vi phạm hành chính 1 cá nhân 5 triệu đồng.
 
Thanh tra Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội cũng đã thanh tra, kiểm tra đối với bến bãi tập kết kinh doanh vật liệu trên địa bàn huyện Đan Phượng, đã tiến hành thanh tra tại 3 cá nhân, 1 tổ chức; kiểm tra tại 7 tổ chức, 7 cá nhân; đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 5 cá nhân 83 triệu đồng.
 

Hưng Yên: Bổ sung trên 203,2 tỷ đồng phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi

UBND tỉnh Hưng Yên vừa ban hành Quyết định số 1849/QĐ-UBND về việc bổ sung kinh phí phòng, chống bệnh dịch tả lợn châu Phi và bổ sung kinh phí (đợt 1) hỗ trợ tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi.

Theo đó, UBND tỉnh bổ sung kinh phí trên 203,2 tỷ đồng cho Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND các huyện, thị xã, thành phố để phòng, chống bệnh dịch tả lợn Châu Phi; hỗ trợ cho chủ vật nuôi có lợn bị tiêu hủy do mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi của các huyện, thị xã, thành phố tính đến tháng 6/2019.

5.jpg
Ảnh minh họa.

 

Theo tổng hợp của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh động vật tỉnh Hưng Yên, đến ngày 16/8, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tổ chức tiêu hủy trên 188,6 nghìn con lợn nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi, với tổng trọng lượng hơn 10,7 nghìn tấn. Đến nay, có 87 xã, phường, thị trấn công bố hết bệnh dịch tả lợn Châu Phi.

Hà Nội: Kiểm tra, xử lý vi phạm về xả thải trong chăn nuôi

Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội vừa có công văn đề nghị UBND các quận, huyện, thị xã, doanh nghiệp thủy lợi thành phố rà soát, thống kê số hộ, trang trại nuôi gia súc, gia cầm có hành vi xả thải vào công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố. 

6.jpg
Siết chặt xử lý hành vi xả thải ra môi trường. (Ảnh: IT)

 

Theo đó, các quận, huyện, thị xã cần tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vi phạm về xả thải của các hộ, trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm vào công trình thủy lợi tại địa phương; kiên quyết xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm về xả thải của các hộ, trang trại; gắn trách nhiệm chính quyền cấp cơ sở nếu để tình trạng vi phạm về xả thải tái diễn trên địa bàn. Cùng với đó là tổ chức tuyên truyền các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực thủy lợi, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước... nhằm nâng cao nhận thức trong chính quyền và nhân dân về bảo vệ hệ thống công trình thủy lợi, chất lượng nguồn nước...

 

Thanh Tâm
Ý kiến bạn đọc
  • Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Nông dân Sơn La thi đua phát triển kinh tế nông nghiệp

    Những năm gần đây, dựa vào tiềm năng đất đai, khí hậu,… nông dân các địa phương ở Sơn La đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mở rộng vùng sản xuất, xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng thương hiệu cho nông sản… Cùng nhau thi đua sản xuất để làm giàu cho gia đình và quê hương.

  • Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Thăng trầm cây mía xứ Thanh

    Có thời điểm diện tích mía của Thanh Hóa lên tới 32,1 nghìn ha và được xem là cây xóa đói giảm nghèo của nhiều địa phương trong tỉnh. Vì lý do khác nhau mà nhiều hộ dân đã phải chuyển sang cây trồng khác hiệu quả hơn. Đâu là hướng đi cho cây mía xứ Thanh?

  • Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản

    Tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu nông sản

    Sáng 18/3, Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp cùng Uỷ ban nhân dân Thành phố Cần Thơ tổ chức Hội thảo Tham vấn hoàn thiện chính sách pháp luật về xây dựng thương hiệu nông sản.

Top