KTNT - Năm 2017, công tác phòng, chống dịch bệnh động vật trong cả nước đã đạt được nhiều kết quả quan trọng, góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người, bảo đảm an toàn dịch bệnh, thúc đẩy sự phát triến ổn định của ngành chăn nuôi, đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm chăn nuôi sang các thị trường tiềm năng.
Lực lượng thú y phun thuốc tiêu độc khử trùng cho đàn vịt, tránh nguy cơ lây lan cúm gia cầm. Ảnh: TTXVN
Hiện nay, toàn quốc không có các ổ dịch bệnh nguy hiểm ở động vật như cúm gia cầm, lở mồm long móng gia súc, tai xanh ở lợn và một số dịch bệnh thông thường khác. Tuy nhiên, do mầm bệnh vẫn còn tồn lưu trong môi trường chăn nuôi; diễn biến phức tạp của thời tiết tác động tiêu cực đến sức khỏe đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán; kết hợp với việc người chăn nuôi tăng đàn vật nuôi; các hoạt động vận chuyển, giết mổ động vật, sản phẩm động vật phục vụ tiêu dùng cuối năm gia tăng,... nên nguy cơ dịch bệnh động vật phát sinh và lây lan trong dịp Tết Nguyên đán Mậu Tuất là rất cao.
Nhằm chủ động phòng, chống dịch bệnh động vật, đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Mậu Tuất cũng như Lễ hội Xuân 2018, Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành liên quan chỉ đạo triển khai một số nội dung sau:
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, cơ quan thú y địa phương chủ động tham mưu cho UBND các cấp, phối hợp với cấp chính quyền cơ sở, các đơn vị liên quan tổ chức giám sát, phát hiện sớm, báo cáo, xử lý kịp thời các ổ dịch bệnh trên động vật, không để dịch lây lan ra diện rộng; tăng cường công tác lấy mẫu, xét nghiệm để xác định tác nhân gây bệnh, từ đó hỗ trợ cho công tác khống chế ổ dịch đạt hiệu quả cao nhất;
Chuẩn bị sẵn sàng nguồn lực, kinh phí dự phòng và kế hoạch chủ động để ứng phó khi có ổ dịch bệnh động vật phát sinh trên địa bàn; chấn chỉnh hoạt động của các chương trình, dự án cung cấp con giống, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo trên địa bàn, không để xảy ra tình trạng cung cấp con giống không bảo đảm chất lượng hoặc con giống bị mắc bệnh làm phát sinh và lây lan dịch bệnh;
Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi, buôn bán, vận chuyển, giết mổ, chế biến động vật, sản phẩm động vật tuân thủ các quy định của pháp luật trong việc bảo đảm an toàn dịch bệnh, vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ, kinh doanh động vật, sản phẩm động vật nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm;
Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và PTNT, UBND cấp huyện, xã nâng cao vai trò trách nhiệm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, đôn đốc thực hiện các hoạt động phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm;
Các địa phương khu vực biên giới tích cực đôn đốc cơ quan chức năng tăng cường phối hợp, tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh, ngăn chặn vận chuyển bất hợp pháp động vật, sản phẩm động vật qua biên giới, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.
Đối với các bộ, ngành liên quan:
Đề nghị các bộ, ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan chức năng bao gồm: Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Biên phòng, Thanh tra giao thông, Y tế dự phòng,... căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, tích cực phối hợp với cơ quan thú y trong công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phấm.
Giao Cục Thú y:
Đôn đốc, hướng dẫn các cơ quan thú y ở Trung ương và địa phương tổ chức thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật về thú y, về phòng chống bệnh truyền nhiễm và an toàn thực phẩm; chủ động phối hợp với các cơ quan thú y và lực lượng chức năng của địa phương để tổ chức giám sát dịch bệnh, chủ động phát hiện, báo cáo, xử lý kịp thời ổ dịch bệnh động vật phát sinh;
Chuẩn bị sẵn sàng nguyên vật liệu, vật tư, hóa chất phục vụ công tác chẩn đoán, xét nghiệm dịch bệnh động vật, công tác bảo đảm vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm theo quy định;
Hướng dẫn kiểm soát chuyên ngành đối với động vật, sản phẩm động vật nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam theo hướng tạo thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng phải bảo đảm an toàn dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong nước và an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm quy định của pháp luật về thú y và an toàn thực phấm.
Giao các cơ quan liên quan thuộc Bộ (Cục Chăn nuôi, Cục Quản lý chất lượng nông - lâm sản và thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, Cục Kiểm lâm, Cơ quan CITES, Trung tâm Khuyến nông quốc gia,...) căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, chủ động phối hơp với cơ quan thú y ở Trung ương và địa phương tăng cường giám sát, xử lý dịch bệnh trên động vật (bao gồm cả động vật hoang dã), bảo đảm an toàn thực phẩm.
Các cơ quan thú y tổ chức trực chống dịch trong kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất và thực hiện nghiêm chế độ báo cáo dịch bệnh theo quy định của pháp luật.
Bộ Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các bộ, ngành quan tâm, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện các nội dung trên. Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc, đề nghị thông báo về Bộ Nông nghiệp và PTNT để phối hợp xử lý kịp thời.
P.V
Thực hiện Tiểu dự án 2, Dự án 3, Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) về phát triển vùng trồng dược liệu quý theo chuỗi giá trị, thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp và thu hút đầu tư vùng đồng bào DTTS&MN, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội việc làm, tăng thu nhập, góp phần nâng cao mức sống, xóa đói giảm nghèo cho bà con người DTTS.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.