Thống kê của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), tính đến ngày 30/3, các sàn thương mại điện tử đã xử lý gần 16.200 gian hàng với gần 32.880 sản phẩm vi phạm.
Theo Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thực hiện yêu cầu tăng cường các giải pháp phòng chống dịch COVID-19 của Bộ Công Thương, các sàn thương mại điện tử đã hỗ trợ ưu tiên hiển thị các sản phẩm phòng dịch và nhu yếu phẩm để người dân dễ tiếp cận và mua sắm.
Cùng với đó, Bộ Công Thương cũng thường xuyên kiểm tra, rà soát việc niêm yết giá nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm, gian hàng vi phạm và các hành vi gian lận như nâng giá bán, nâng giá vận chuyển. Thông báo công khai để người bán, người mua được biết về các biện pháp xử lý và chế tài cụ thể đối với các hành vi vi phạm.
Nhiều sàn thương mại điện tử đã tích cực phối hợp, thường xuyên rà soát và thông báo tới người bán về việc không lợi dụng dịch bệnh để tăng giá các sản phẩm hàng hóa phục vụ phòng dịch gây mất ổn định thị trường.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số thống kê, tính đến ngày 30/3, các sàn đã xử lý tổng cộng khoảng gần 16.200 gian hàng và khoảng gần 32.880 sản phẩm vi phạm.
Trong tuần qua, từ ngày 23-30/3/2020, trên Shopee.vn đã xử lý khoảng 1.650 gian hàng và khoảng 1.900 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô. Trên Sendo.vn xử lý khoảng 350 gian hàng và khoảng 500 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô.
Ngoài ra, trên một số sàn thương mại điện tử khác đã xử lý gần 200 gian hàng và gần 480 sản phẩm khẩu trang/khẩu trang y tế và dung dịch/gel rửa tay khô.
Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số khuyến cáo, các sàn thương mại điện tử tiếp tục cần chủ động triển khai những biện pháp kỹ thuật như bộ lọc, nhân sự kiểm duyệt… nhằm ngăn chặn, loại bỏ các sản phẩm vi phạm; xử lý mạnh tay với người bán vi phạm, không để lợi dụng dịch bệnh để tăng giá gây mất ổn định thị trường.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, ngoài những lợi ích, hoạt động thương mại điện tử đã xuất hiện những cá nhân, doanh nghiệp lợi dụng đặc thù của hình thức mua - bán online là người tiêu dùng không được trực tiếp trải nghiệm - đánh giá sản phẩm trước khi thanh toán nên đã trà trộn hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… gây thiệt hại cho người tiêu dùng.
Trước thực trạng trên, Cục đang hoàn thiện khung pháp lý để đẩy lùi vấn nạn lợi dụng thương mại điện tử để buôn bán hàng giả, hàng nhái.
Lực lượng QLTT xử lý gần 7.500 vụ vi phạm lên quan tới vật tư y tế
Trong ngày 31/3, lực lượng QLTT đã kiểm tra, giám sát 57 vụ , xử lý 14 vụ vi phạm liên quan tới vật tư y tế phòng, chống dịch covid - 2019, xử phạt 97.000.000 đồng. Lũy kế từ ngày 31/01 đến ngày 31/3/2020, số vụ kiểm tra, giám sát, xử lý của lực lượng QLTT là 7.429 vụ, số tiền xử phạt vi phạm hành chính 3.042.631.000 đồng.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp, xuất hiện những ca nhiễm virut Covid-19 mới trên địa bàn các tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của lực lượng Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ sở kinh doanh cơ bản đã chấp hành nghiêm việc niêm yết giá và bán theo giá niêm yết các thiết vị vật tư y tế liên quan tới công tác phòng, chống dich covid - 2019.
Để hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận các điểm bán khẩu trang vải (khẩu trang vải kháng khuẩn, khẩu trang vải kháng khuẩn, kháng giọt bắn, khẩu trang vải thường) để phòng, chống dịch bệnh Covid-19, Vụ Thị trường trong nước liên tục cập nhật và cung cấp trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương thông tin về danh sách các điểm bán khẩu trang vải các loại trên địa bàn một số tỉnh, thành phố trong cả nước.
Trong thời gian tới, Tổng cục sẽ tiếp tục chỉ đạo lực lượng Quản lý thị trường tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại, đầu cơ găm hàng, gây khan hiếm giả tạo, hàng giả, hàng nhái trên thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu trong phòng chống dịch như khẩu trang, nước rửa tay khô, vật tư y tế.
Tại TP. Hồ Chí Minh, ngày 30/3/2020, Đội QLTT số 9 kiểm tra Công ty TNHH Sản xuất thương mại dịch vụ N.Y.C, địa chỉ: 443/1 đường Đỗ Xuân Hợp, Phường Phước Long B, Quận 9. Tại đây đang sản xuất gel rửa tay khô, loại 90ml/chai không có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh theo quy định; không công bố sản phẩm mỹ phẩm trước khi đưa sản phẩm ra lưu thông trên thị trường theo quy định. Đội lập biên bản tạm giữ 1.632 chai gel rửa tay khô thành phẩm không có hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và 30 lít gel rửa tay khô nguyên liệu không có hóa đơn chứng từ để xử lý.
Trong ngày 31/3/2020, Cục QLTT TP. Hồ Chí Minh đã kết thúc xử lý 02 vụ, phạt tiền 77.500.000 đồng, buộc tiêu hủy 1.200 chai nước rửa tay khô. Trong thời gian tới, Cục QLTT thành phố tiếp tục chỉ đạo các Các Đội QLTT chủ động quản lý địa bàn, kiểm tra, kiểm soát và phối hợp lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi kinh doanh hành hóa nhập lậu, sản xuất kinh doanh hàng giả, hàng hóa kém chất lượng, không có nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại...; các hành vi thu gom, mua vét, găm hàng, tăng giá bất hợp lý đối với nhóm mặt hàng thực phẩm, hàng hóa thiết yếu như lương thực, thực phẩm, xăng dầu, thuốc tân dược, các loại vật tư, trang thiết bị y tế, bảo vệ sức khỏe dùng để phòng, chống dịch Covid-19 và chữa bệnh.
An Giang: Chuyển giao 29.950 chiếc khẩu trang y tế để phân loại, đánh giá, sử dụng
Mới đây, Đội QLTT số 2 thuộc Cục QLTT An Giang hoàn tất việc chuyển giao 29.950 chiếc khẩu trang y tế cho Sở Y tế tỉnh này để phân loại, đánh giá nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Trước đó, để đáp ứng nhu cầu cấp bách về việc cấp phát khẩu trang y tế đến các lực lượng tuyến đầu làm nhiệm vụ trên biên giới, các bệnh viện trên địa bàn tỉnh, các khu cách ly tập trung và người dân. Đồng thời, căn cứ Luật Trưng mua, Trưng dụng tài sản số 15/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
UBND Tỉnh An Giang ban hành Công văn trưng mua tang vật vi phạm hành chính là khẩu trang để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-19. Theo đó, đề nghị 03 đơn vị gồm Cục Hải Quan, BCH Bộ đội Biên Phòng và Cục QLTT bàn giao gần 270.000 chiếc khẩu trang y tế các loại cho Sở Y tế kiểm tra chất lượng, đảm bảo an toàn trước khi phân bổ cho các đơn vị sử dụng.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.