Mới đây, Cục Hải quan TP. HCM phối hợp với các lực lượng chức năng tiến hành mở kiểm tra thực tế 16 bưu kiện nhập khẩu có nghi vấn đã phát hiện và thu giữ tổng cộng gần 36kg ma túy các loại.
Ma túy giấu trong lon sữa thiết kế 2 đáy đã bị thu giữ.
Thực hiện Kế hoạch phòng, chống ma tuý số 07 và 08/KH-KSMT-CPN xác lập chung giữa ba đơn vị gồm: Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy; Chi cục Hải quan chuyển phát nhanh và Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã được Cục trưởng Cục Hải quan TP.HCM phê duyệt, các đơn vị đã tổ chức điều tra và xác minh các bưu kiện nhập khẩu có nghi vấn.
Kết quả xác định toàn bộ các bưu kiện này đều ghi địa chỉ giả hoặc không có người nhận theo vận đơn. Vẫn thủ đoạn mua bán hàng qua mạng và theo dõi hàng hoá không được thông quan theo thời gian như các lô hàng thông thường, các đối tượng đã bỏ hàng.
Trên cơ sở đó, ngày 26/4/2021, Cục Hải quan TP.HCM phối hợp với Cục Điều tra chống buôn lậu - Tổng cục Hải quan và Phòng PC04 - Công an TP.HCM tiến hành mở kiểm tra thực tế 16 bưu kiện nghi vấn được nhập khẩu từ Mỹ, Canada và Đức theo loại hình quà biếu phi mậu dịch cá nhân.
Kết quả, lực lượng chức năng phát hiện và thu giữ tổng cộng gần 36kg ma túy các loại gồm: ma túy tổng hợp dạng viên nén MDMA (thuốc lắc), cần sa và ketamine được ngụy trang tinh vi trong các hộp kem dưỡng ẩm, các lon lạc rang, trà, cà phê… bằng thiếc được quấn giấy bạc bên trong, hút chân không và dập kín nắp để đối phó với máy soi và chó nghiệp vụ.
Lực lượng hải quan phải dùng đến máy cắt mới lấy ma túy ra được. Đặc biệt, các viên thuốc lắc (MDMA) được nguỵ trang trong các lon sữa bột thiết kế 2 đáy (phía trên là sữa, phía dưới chứa ma túy) nếu bằng mắt thường sẽ không thể phát hiện.
Vụ việc đang được Cục Hải quan và Công an TP. HCM tiếp tục phối hợp điều tra.
Long An: Thu giữ 30 tấn vải các loại không rõ nguồn gốc
Tổ công tác Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Tổng cục Quản lý thị trường) đã phối hợp với Cục Quản lý thị trường Long An tiến hành kiểm tra kho chứa vải tại ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, (Ứng Hòa, Long An) do bà Trần Thị Thu Hồng làm chủ hộ.
Tại thời điểm kiểm tra, kho hàng đang trong tình trạng đóng cửa. Sau 03 tiếng chờ đợi, nhận thấy kho hàng không có dấu hiệu mở cửa để giao nhận hàng hóa, Đoàn kiểm tra đã phối hợp với Công an xã Đức Hòa Thượng liên lạc mời bà Trần Thị Thu Hồng yêu cầu mở cửa kho hàng để kiểm tra.
Kho hàng tại Long An thời điểm bị lực lượng QLTT kiểm tra.
Tại thời điểm khám, Đoàn kiểm tra phát hiện 30 tấn vải các loại, 400kg dây đai vải không rõ nguồn gốc xuất xứ, 2.575kg băng keo cuộn xuất xứ Taiwan. Tại thời điểm kiểm tra, chủ cơ sở chưa xuất trình được các giấy tờ chứng minh nguồn gốc hợp pháp của số hàng hóa nói trên.
Đoàn kiểm tra đã tiến hành thu giữ toàn bộ số hàng hóa nói trên để xác minh, làm rõ các vi phạm từ đó xử lý theo quy định của pháp luật.
An Giang: Phát hiện 120 tấn đậu xanh lậu, 2 đối tượng bị tạm giữ hình sự
Mới đây, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang, đang tạm giữ hình sự Nguyễn Hoanh Tha, và Nguyễn Văn Thắng, cùng trú ấp An Khánh, xã Khánh An, (An Phú, An Giang) để tiếp tục điều tra về hành vi “Vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới”.
Đối tượng Hậu và Điệp mặc áo đỏ, (Ảnh: VOV).
Trước đó, qua công tác nắm tình hình và nhận được tin báo từ quần chúng nhân dân, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang phối hợp với các đơn vị nghiệp vụ bắt quả tang Võ Văn Điệp, và Võ Phước Hậu, cùng trú ấp Mương Vú, xã Pẹc Chạy, (huyện Cỏ Thum, tỉnh Kandal, Campuchia) đang vận chuyển trái phép khoảng 20 tấn đậu xanh về khu vực xã Khánh An, huyện An Phú, tỉnh An Giang để giao cho chủ kho là Nguyễn Hoanh Tha.
Tiếp tục kiểm kho của đối tượng Tha, lực lượng chức năng phát hiện gần 100 tấn đậu xanh không có hóa đơn chứng từ hợp lệ được cất giữ trong kho. Ngay sau đó, Nguyễn Hoanh Tha và Nguyễn Văn Thắng đã đến cơ quan Công an đầu thú về hành vi vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
Đà Nẵng: Tạm giữ gần 4.500 sản phẩm không có hóa đơn
Sáng ngày 27/4/2021, Cục Quản lý thị trường (QLTT) thành phố Đà Nẵng đã tổ chức kiểm tra đột xuất đối với 03 địa điểm kinh doanh trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, Cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã tạm giữ tổng cộng 4.466 đơn vị sản phẩm là mỹ phẩm, nước hoa, mặt nạ, ví cầm tay, đồng hồ đeo tay, giày dép các loại.
Tất cả sản phẩm, hàng hóa nêu trên do nước ngoài sản xuất và không có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa, có dấu hiệu là hàng hóa giả mạo các nhãn hiệu như NIKE, Adidas, Chanel... Cục QLTT thành phố Đà Nẵng đã tạm giữ toàn bộ số hàng hóa nêu trên để tiếp tục xác minh, làm rõ.
Thu giữ 70.000 lít dầu vận chuyển trái phép
Mới đây, tại khu vực biển cách Tây Bắc đảo Thổ Chu, Kiên Giang khoảng 14 hải lý, Tổ Công tác Đoàn Trinh sát số 2 Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển vùng 4 phát hiện và kiểm tra tàu vỏ gỗ số hiệu KG 91283 TS có dấu hiệu nghi vấn. Qua kiểm tra, tàu đang vận chuyển hơn 70.000 lít dầu DO, trên tàu có 4 thuyền viên, ông Phạm Quang Vinh, quê Rạch Giá, Kiên Giang làm thuyền trưởng. Toàn bộ số dầu trên không có hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc hợp pháp.
Tàu vỏ gỗ số hiệu KG 91283 TS chở hơn 70.000 lít dầu DO không có hóa đơn, chứng từ bị lực lượng chức năng thu thu giữ.
Theo lời khai ban đầu của thuyền trưởng, toàn bộ số dầu trên được thu mua trôi nổi từ một tàu lạ, không có số hiệu trên biển, sau đó được vận chuyển nhằm bán cho các tàu cá trên biển. Hiện Đoàn Trinh sát số 2 đã lập biên bản ban đầu, dẫn giải tàu vi phạm về cảng Phú Quốc tiến hành các thủ tục pháp lý và bàn giao cho Bộ Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển 4 tiếp tục điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.