Theo người dân, cây mãng cầu ta bắt đầu “bén duyên” với vùng đất nhiễm phèn, mặn này từ năm 2001.
Mặc dù cách biển chưa đầy 300m, quanh năm nước mặn nhưng nhiều hộ dân ở khu vực rừng phòng hộ thuộc ấp Đất Mới, xã Phong Điền (Trần Văn Thời-Cà Mau) đã thực hiện thành công mô hình trồng mãng cầu ta (quả na) trên bờ vuông nuôi tôm, có thu nhập thêm hàng chục triệu đồng/hộ/năm.
Theo người dân, cây mãng cầu ta bắt đầu “bén duyên” với vùng đất nhiễm phèn, mặn này từ năm 2001.
Ông Mai Văn Tâm, ấp Đất Mới, cho biết: “Khi tôi về đây, thấy đất bị nhiễm mặn, phèn, không biết trồng cây gì cho hiệu quả kinh tế, tôi thử nghiệm trồng nhiều loại cây, trong đó có cây mãng cầu. Trồng được khoảng 2 - 3 năm thì thấy cây mãng cầu chịu được độ mặn và hạn ở vùng này. Trái mãng cầu đem ra thị trường tiêu thụ được người dân rất thích, mãng cầu ở vùng nước mặn ăn rất ngon. Từ đó, tôi nhân rộng, lúc đầu trồng có 30 cây, đến bây giờ là trên 300 cây”.
So với các loại cây ăn trái khác, mãng cầu ta có thời gian thu hoạch khá dài, từ tháng 6 đến tháng 12 âm lịch hằng năm. Nếu chăm sóc tốt, trung bình mỗi cây có thể cho thu hoạch 40-50kg/năm. Người tiêu dùng rất ưa chuộng vì mãng cầu có độ ngọt thanh và không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
Đến nay, xã Phong Điền có hơn 10 hộ thực hiện mô hình trồng mãng cầu ta trên bờ vuông nuôi tôm, chủ yếu ở 2 ấp: Đất Mới và Đất Biển. Nhờ trồng mãng cầu ta kết hợp với các loại hoa màu mà đời sống người dân ngày càng được nâng cao, nhiều hộ có thu nhập thêm gần 100 triệu đồng/năm.
Bí thư Chi bộ ấp Đất Mới Lê Văn Phương đánh giá: “Hộ này trồng, hộ khác tiếp theo, hằng năm số lượng cây mãng cầu tăng lên. Đây là nhờ sự tác động, vận động của chính quyền địa phương cũng như các ngành, đoàn thể, vận động bà con trồng các loại cây phù hợp trên các bờ vuông để giảm nghèo”.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.