Kinh tế nông thôn
Kinh tế nông thôn
Thứ bảy, ngày 23 tháng 11 năm 2024  
Thứ tư, ngày 17 tháng 4 năm 2019 | 11:59

Triển vọng giống lúa BC15-02 kháng đạo ôn

Được tiếp tục trồng thử nghiệm vụ sản xuất thứ 3 ở Quảng Nam, giống lúa BC15-02 đã thể hiện được rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là kháng được bệnh đạo ôn…

Cách đây 10 năm, giống lúa BC15  thuộc bản quyền của Cty CP Tập đoàn ThaiBinh Seed, được xem là một trong những giống lúa năng suất cao, chất lượng tốt và được rất nhiều tỉnh đưa vào cơ cấu giống sản xuất (SX). BC15 có khả năng thích ứng rộng và ổn định trên nhiều chân đất, chịu chua, úng trũng và chịu rét khá; có khả năng phục hồi mạnh sau thiên tai. Năng suất trung bình đạt 70 - 75 tạ/ha, gạo có chất lượng thơm ngon, hạt trong, cơm dẻo, được người tiêu dùng ưa chuộng.

 

Giống lúa BC15-02 là kháng được bệnh đạo ôn, năng suất khảo nghiệm có thể đạt 80 tạ/ha.
Giống lúa BC15-02 là kháng được bệnh đạo ôn, năng suất khảo nghiệm có thể đạt 80 tạ/ha.

 

Theo Cục Trồng trọt, BC15 là giống lúa tốt có nhiều ưu điểm, thuộc nhóm giống trung ngày, thích hợp với cơ cấu 02 vụ lúa - 01 vụ màu. Tuy nhiên, giống BC15 cũng có một số nhược điểm như nhiễm đạo ôn (cấp 7 - 9).

Để khắc phục các nhược điểm đồng thời phát huy được những đặc tính tốt của giống để BC15 trở thành giống chủ lực quốc gia, năm 2014, Bộ NN&PTNN đã giao cho Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm thực hiện đề tài: “Nghiên cứu cải tiến giống lúa chất lượng BC15, BT7 cho các tỉnh phía Bắc”.

Theo TS. Phạm Việt Thành, Viện Cây lượng thực - Cây thực phẩm, đến cuối năm 2017, Viện đã cấy thành công gen kháng bệnh đạo ôn (Pita) vào giống lúa BC15. Giống lúa BC15-02 được chọn tạo bằng  phương pháp lai Backcross chuyển gen kháng bệnh đạo ôn Pita. và bắt đầu trồng khảo nghiệm trong vụ ĐX 2017 - 2018 tại các vùng miền trong cả nước. Đến nay, đã trải qua 3 mùa vụ, tất cả các kết quả khảo nghiệm ở địa phương đều rất khả quan, giống lúa này sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao và nhược điểm nhiễm bệnh đạo ôn đã được khắc phục tương đối triệt để.

“Giống lúa BC15-02 có thời gian sinh trưởng 115 ngày trong vụ mùa, tương đương BC15 đối chứng; Cao cây trung bình là 115 cm, cứng cây, dạng hình V xòe, lá màu xanh đậm, đẻ nhánh trung bình và rất tập trung. Giống BC15-02 có từ 6-8 bông/khóm, 180 – 190 hạt/bông, tỷ lệ lép từ 12 - 14%, khối lượng 1000 hạt 25g, năng suất thực thu đạt 6,5 – 8,0 tấn/ha. Trong điều kiện lây nhiễm nhân tạo, với một số sâu bệnh hại chính như rầy nâu, bệnh bạc lá và bệnh đạo ôn, giống BC15-02 được đánh giá ở mức kháng vừa với bệnh đạo ôn, nhiễm vừa với các loại sâu bệnh khác trong khi đó giống đối chứng BC15 thể hiện nhiễm nặng đạo ôn. Giống lúa BC15-02 được đánh giá: cơm mềm dẻo, ngon, hàm lượng amylose là 17,5%, protein là 8,7%, gạo trong, trắng. Chất lượng ăn nếm được xếp hạng ở mức ngon tương đương với đối chứng BC15” - TS. Phạm Việt Thành cho biết.

 

Khảo nghiệm giống lúa BC15-02 tại Khu thực nghiệm ở Quảng Ngãi của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Miền Trung.
Khảo nghiệm giống lúa BC15-02 tại Khu thực nghiệm ở Quảng Ngãi của Trung tâm khảo kiểm nghiệm giống, sản phẩm cây trồng Miền Trung.

 

Tại Quảng Nam, vụ ĐX 2018 - 2019, Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên thuộc Tập đoàn ThaiBinh Seed liên kết với HTX Nông nghiệp Đại Hòa (huyện Đại Lộc) SX khoảng 40ha giống lúa BC15-02 kháng đạo ôn trên mô hình cánh đồng mẫu lớn, theo phương thức doanh nghiệp này bao tiêu toàn bộ đầu ra của sản phẩm.

Ông Triệu Tấn Phú, Giám đốc Chi nhánh miền Trung - Tây Nguyên,  ước tính năng suất bình quân của các mô hình giống lúa BC15-02 kháng đạo ôn đạt trên 70 tạ/ha. Tính theo phương thức quy đổi 01kg giống lúa BC15-02 bằng 1,2kg thóc thịt thì nông dân thu về bình quân khoảng 53 triệu đồng/ha, tăng 17 - 23 triệu đồng/ha/vụ so với canh tác lúa thương phẩm.

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh đã đến thăm mô hình khảo nghiệm SX giống lúa BC15-02 tại xã Đại Hòa (huyện Đại Lộc, Quảng Nam). Thứ trưởng nhận định năng suất có thể đạt rất cao, từ 75 – 80 tạ/ha. Đặc biệt, bệnh đạo ôn đã không còn xuất hiện trên giống lúa BC15-02.

“Cần tiếp tục khảo nghiệm giống BC15-02 trong những mùa vụ tiếp theo để đưa ra kết quả chính xác về độ thích ứng cũng như năng suất của giống, tăng hiệu quả kinh tế cho người nông dân”, Thứ trưởng Lê Quốc Doanh chỉ đạo.

 

 

 

 

Hải Yến
Ý kiến bạn đọc
  • Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Kết nối chuỗi cung ứng tiến tới xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp bền vững

    Chương trình “Kết nối chuỗi cung ứng và đáp ứng nhu cầu thị trường” là cầu nối giúp cho nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp và cơ quan quản lý tại Việt Nam có điều kiện kết nối với các đối tác Nhật Bản trong việc tham gia chuỗi cung ứng nông sản cho thị trường.

  • Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Sâm Ngọc Linh gặp khó khi trồng ngoài núi Ngọc Linh

    Những năm qua, việc thực hiện trồng thử nghiệm dưới tán rừng tại các huyện Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang, Phước Sơn, Núi Thành và Tiên Phước, cây sâm Ngọc Linh đều không thích ứng, sinh trưởng và phát triển kém.

  • Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Hà Nội thúc đẩy ngành chăn nuôi phát triển bền vững

    Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.

  • Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn quả VietGAP

    Thời gian qua, Trung tâm Khuyến nông và Tư vấn dịch vụ nông nghiệp tỉnh Bến Tre (Trung tâm) đã triển khai thực hiện nhiều mô hình, dự án khuyến nông hỗ trợ nhà nông sản xuất các loại nông sản chủ lực, đem lại hiệu quả kinh tế cao.

  • Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Khởi nghiệp xanh từ phân trùn quế

    Anh Lê Minh Vương ở thôn Tân Sơn 1, xã Thành Hải (TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận) là một trong 85 doanh nông nhận được thư khen của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan với dự án khởi nghiệp xanh tạo ra những sản phẩm phân bón hữu cơ từ trùn (giun) quế.

  • Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Nông dân Bảo Yên tham quan học tập kinh nghiệm nuôi trùn quế

    Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.

Top