Công an tỉnh Đắk Nông vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và lệnh tạm giam 5 đối tượng để điều tra, làm rõ về hành vi mua bán trái phép hóa đơn.
Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Ban Giám đốc Công an tỉnh, trong quá trình đấu tranh chuyên án, đơn vị đã phát hiện, đấu tranh triệt phá 1 nhóm đối tượng chuyên thành lập Công ty “ma” để bán trái phép hóa đơn giá trị gia tăng “khống” với số lượng lớn liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố.
5 đối tượng bị khởi tố, bắt tạm giam gồm: Đinh Thị Lan, trú tại phường Tự An, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk; Trần Thị Đức, trú tại phường Đạt Hiếu, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk; Bạch Xuân Đức, trú tại xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông; Nguyễn Đình Vũ, trú tại phường An Phú, thành phố Thuận An, tỉnh Bình Dương và Doãn Đình Đông, trú tại phường 9, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
Quá trình điều tra, bước đầu xác định, Công ty Nam Nguyên, Công ty Bắc Nam Nguyên và Công ty Quốc Anh đều có trụ sở tại huyện Cư Jút và Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông do một nhóm đối tượng, chủ mưu là Doãn Đình Đông chỉ đạo thành lập từ năm 2018 - 2021, nhằm mục đích để bán hóa đơn giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tỉnh Đắk Nông và các tỉnh trên toàn quốc có nhu cầu sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng để kê khai hợp thức hóa đơn đầu vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tổng cộng 3 Công ty do Đông chỉ đạo thành lập đã xuất 1.112 tờ hóa đơn cho hơn 200 doanh nghiệp, tổng số tiền chưa tính thuế là gần 157 tỷ đồng, tiền thuế VAT là gần 16 tỷ đồng. Đinh Thị Lan, Bạch Xuân Đức, Trần Thị Đức chuyển tiền phí hóa đơn cho Vũ là hơn 9,4 tỷ đồng, Vũ chuyển cho Đông hơn 3,8 tỷ đồng...
Ngoài việc thành lập 3 Công ty “ma” tại tỉnh Đắk Nông, Đông còn thành lập 29 Công ty “ma" tại nhiều tỉnh, thành phố để bán hóa đơn trái phép.
Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục điều tra, mở rộng để xử lý các đối tượng liên quan theo quy định của pháp luật.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.