Cát, sỏi khai thác từ suối Máu được đưa về phục vụ nhu cầu xây dựng của bố mẹ chủ tịch và cán bộ công chức tư pháp - hộ tịch xã Hồng Tiến (thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên - Huế) khiến dư luận bức xúc.
Trao đổi với PV Báo Kinh tế nông thôn, ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Hồng Tiến, thừa nhận, do nhu cầu xây dựng nhà ở cho bố mẹ nên đã sử dụng cát khai thác từ suối Máu: “Nói chung có chở được 06 xe”.
Tại buổi làm việc, có ông Nguyễn Văn Hoành – công chức tư pháp - hộ tịch xã Hồng Tiến. Từ hình ảnh ghi nhận do PV cung cấp về địa điểm đang được các xe tải chở cát, sỏi về tiêu thụ, ông Hoành thừa nhận đây là nhà mình: “Nhà anh! Nhà anh! Vì chỗ anh Hòa (ông Lê Văn Hòa, Chủ tịch xã Hồng Tiến – PV) đang đổ mà anh cũng thấy xe mà đổ luôn”. Đồng thời, ông Hoành lý giải, mình sử dụng cát, sỏi để xây bờ kè cho gia đình do bị sụt lún.
Về hình thức làm việc với đơn vị khai thác, ông Hoành cho biết, các xe này được thuê từ xã Bình Điền. Đơn vị khai thác sẽ tìm nguồn cát và sau đó, ông Hòa, ông Hoành sẽ trả tiền cát cho họ.
Qua buổi làm việc, Chủ tịch và công chức tư pháp - hộ tịch xã Hồng Tiến cho biết, tại đây (địa điểm khai thác cát, sỏi trái phép đang nói tới trong bài – PV) có một người đàn ông tên Toàn buôn bán vật liệu xây dựng ở xã Bình Điền thường xuyên lui tới khai thác cát, sỏi đem đi bán.
Sau khi Báo Kinh tế nông thôn có bài viết phản ánh về tình trạng khai thác cát, sỏi tại suối Máu, đoạn thuộc thôn 3, xã Hồng Tiến, nhiều người rất bức xúc. Đặc biệt, khi biết cát, sỏi khai thác trái phép được đưa đi tiêu thụ cho cán bộ xã Hồng Tiến, nhiều người càng bức xúc hơn về tình trạng lộng quyền của Chủ tịch và cCông chức tư pháp - hộ tịch xã này.
Một số người khi biết chuyện này đã cho hay, chủ tịch và công chức tư pháp – hộ tịch xã đã biết cát, sỏi ở đây là “cát, sỏi lậu” nhưng vẫn tiêu thụ, phải chăng đó là hành động xem thường vương pháp và tiếp tay cho những đơn vị, cá nhân khai thác “cát lậu” trên địa bàn? Những người này cho rằng, cần có sự xử lý thích đáng đối với các trường hợp này.
Cùng với đó, nhiều người băn khoăn, tại sao suối Máu bị rút ruột một cách không thương tiếc như vậy mà không bị xử lý triệt để? Người đàn ông tên Toàn ở xã Bình Điền là ai? Liệu rằng phía sau người đàn ông này có sự “chống lưng” nào khác không? Và, như trước đó Báo Kinh tế nông thôn đã phản ánh, địa điểm này nằm giữa xã Hồng Tiến và xã Bình Điền, vậy thực trạng thất thoát tài nguyên cát, sỏi nơi đây trách nhiệm thuộc về ai? Dư luận đang mong chờ câu trả lời thích đáng của cơ quan chức năng.
Báo Kinh tế nông thôn sẽ tiếp tục thông tin với bạn đọc về sự việc trên.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.