Trong khoảng thời gian từ tháng 10/2010 đến tháng 10/2020, 03 đối tượng (cùng trú tại tỉnh Quảng Trị) đã lừa đảo, chiếm đoạt của nhiều nạn nhân trong khắp cả nước số tiền 46 tỷ đồng.
Theo đó, nhóm đối tượng lừa đảo này là là Lê Minh Hướng (sinh năm 2000), Hoàng Như Linh (sinh năm 1988), Đoàn Quang Đăng (sinh năm 1993), cùng trú tại tỉnh Quảng Trị. Hiện, các đối tượng đã bị lực lượng Công an bắt giữ.
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, theo kết quả điều tra ban đầu, tháng 10/2019, đối tượng Lê Minh Hướng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản của những người sử dụng Facebook. Để thực hiện hành vi phạm tội, Hướng đã mua một đường dẫn có tên http://biettaitihon1202.wixsite.com và thiết kế giao diện Website tương tự chương trình truyền hình VTV3 có tên “Biệt tài tí hon” và một số chương trình đã phát sóng; thiết kế phần đăng nhập thông tin tài khoản Facebook gồm ô đăng nhập và mật khẩu.
Để bị hại dễ dàng tin tưởng và nhập thông tin tài khoản của mình, đối tượng Hướng chọn các chương trình có số lượng người xem lớn, nổi bật trong truyền thông.
Khi đã đăng nhập thành công vào tài khoản Facebook của người bị hại, đối tượng thay đổi mật khẩu, xóa các thông tin xác thực của bị hại, khai thác mối quan hệ của bị hại với các tài khoản Facebook khác rồi dùng chính Facebook chiếm đoạt được nhắn tin mượn tiền.
Làm việc với cơ quan chức năng, đối tượng Lê Minh Hướng khai nhận: “Tôi liên hệ với một tài khoản Facebook tên là BTN và đề nghị cung cấp các tài khoản ngân hàng ảo với mục đích dùng tài khoản này để nhận tiền lừa được. Chúng tôi thỏa thuận ăn chia tỉ lệ 7:3, tôi nhận 70%, số tiền còn 30% còn lại thì chủ tài khoản Facebook đó sẽ nhận”.
Tinh vi hơn, để “hợp thức hóa” số tiền chiếm đoạt và hòng che mắt sự phát hiện của lực lượng Công an, sau khi tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng mang tên “Bùi Văn Trọng” (đây là tài khoản ngân hàng mà chủ Facebook BTN đã đưa cho đối tượng Hướng); số tiền này sẽ được các đối tượng Hoàng Như Linh, Đoàn Quang Đăng tiếp tục chuyển qua các sàn giao dịch điện tử rồi chuyển ngược lại vào tài khoản ngân hàng và rút tiền mặt ra.
Bằng thủ đoạn đó, từ tháng 10/2019 đến nay, các đối tượng đã lừa đảo chiếm đoạt 46 tỷ đồng của nhiều nạn nhân ở nhiều địa phương trong cả nước.
Theo Thượng tá Mai Văn Toàn, Trưởng phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: “Ngay khi tiếp nhận thông tin vụ việc, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Giám đốc và đồng chí Phó Giám đốc, Thủ trưởng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh, đơn vị chúng tôi đã xác minh thông tin, xác lập chuyên án đấu tranh. Được sự phối hợp của Cục An ninh mạng và phòng chống tội phạm công nghệ cao - Bộ Công an, Phòng Cảnh sát hình sự và một số đơn vị khác, chỉ trong thời gian ngắn chuyên án đã được triệt phá”.
“Từ vụ án này, qua công tác điều tra có thể thấy các đối tượng gây án rất tinh vi, chúng bắt chước các website có lượng xem đông, có uy tín; nạn nhân mà chúng hướng đến phần lớn là người lớn tuổi từ khoảng 45 - 50 tuổi trở lên, ít am hiểu công nghệ; các giao dịch không sử dụng máy tính cá nhân mà ra các quán nét; đặc biệt chúng lợi dụng các sàn giao dịch diện tử để hợp pháp hóa số tiền chiếm đoạt”, Thượng tá Mai Văn Toàn cho biết thêm.
Hành vi của các đối tượng này có dấu hiệu của tội “Sử dụng mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Khoản 3, điều 290 Bộ luật hình sự.
“Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an Thừa Thiên - Huế tuy chỉ mới được thành lập, là địa phương thứ 2 sau Công an thành phố Hà Nội, với đội ngũ cán bộ trẻ nhưng dày dặn kinh nghiệm, các đồng chí đã làm tốt nhiệm vụ của mình trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm mạng. Và hiện nay, Công an Thừa Thiên - Huế bên cạnh công tác ứng phó với bão lũ, tìm kiếm cứu hộ cứu nạn các nạn nhân mất tích tại thủy điện Rào Trăng; đồng thời tiếp tục các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt với các loại tội phạm, đảm bảo ANTT trên địa bàn, đặc biệt đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế nhiệm kỳ 2020 - 2025 sẽ được tổ chức từ ngày 21 - 23/10”, Thượng tá Nguyễn Thanh Tuấn, Giám đốc Công an tỉnh khẳng định.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.