Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang thực hiện có hiệu quả 5 nhiệm vụ trọng tâm mà Sở Nông nghiệp và PTNT giao. Trong đó, xây dựng được nhiều mô hình gắn hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật với liên kết tiêu thụ nông sản.
Báo Kinh tế nông thôn “điểm” những kết quả nổi bật Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên quang đạt được trong năm 2019.
Xây dựng mô hình gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm
Năm qua, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang đã phối hợp thực hiện mô hình trồng dưa lê, dưa chuột bao tử trong nhà lưới gắn với bao tiêu sản phẩm, quy mô 1.200m2 tại xã Phù Lưu (Hàm Yên). Đến nay, đã thu hoạch được 04 lứa dưa, sản lượng đạt 15 tấn, được doanh nghiệp thu mua toàn bộ sản phẩm với giá bình quân 40.000 đồng/kg.
Liên kết với Cửa hàng bán rau, củ, quả Tân - Huệ và một số doanh nghiệp tại TP. Tuyên Quang tiêu thụ được trên 15 tấn rau an toàn cho HTX Tân Hợp và các hộ dân xã Hồng Thái (Na Hang). Phối hợp với HTX sản xuất rau an toàn xã Thái Sơn thực hiện mô hình liên kết trồng và bao tiêu sản phẩm rau an toàn vụ đông, quy mô 3,5ha tại xã Thái Sơn (Hàm Yên).
Bên cạnh xây dựng mô hình, Trung tâm Khuyến nông đã hướng dẫn, mở rộng tổ chức liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng để mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất.
Cụ thể, năm 2019, Trung tâm đã phối hợp với 8 đơn vị tổ chức thu mua 2.123 tấn sản phẩm nông sản cho các hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh, trong đó có 690 tấn chè búp tươi, 240 tấn lúa chất lượng, 400 tấn lạc, 316 tấn ngô hạt, 350 tấn quả chanh, 110 tấn ngô ngọt, 15 tấn rau, 2 tấn gừng.
Đặc biệt, Trung tâm tiếp tục phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành - Tuyên Quang mở rộng mô hình liên kết sản xuất nuôi trâu, bò vỗ béo an toàn sinh học gắn với tiêu thụ sản phẩm tại 20 HTX, tổ hợp tác và các hộ chăn nuôi của tỉnh.
Kết quả, năm 2019, HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành cung ứng được 1.820 con trâu, bò, tiêu thụ 840 con trâu, bò vỗ béo. Sau thời gian nuôi vỗ béo 2,5 - 3 tháng, trừ chi phí, hộ nuôi thu lãi bình quân 4-5 triệu đồng/con trâu và 2,5-3 triệu đồng/con bò. Hiện, chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò vỗ béo đang được nhân rộng ra nhiều địa phương khác.
Thu nhập cao từ mô hình kết hợp
Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông phối hợp với Trạm Khuyến nông các huyện, thành phố (nay là Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp) chọn ra 04 mô hình sản xuất nông- lâm kết hợp để hướng dẫn các hộ tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Cán bộ khuyến nông thường xuyên đi kiểm tra, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân tham gia mô hình. Kết quả, cả 4 mô hình đều cho thu nhập cao, 150-300 triệu đồng/năm.
Bên cạnh đó, hướng dẫn để mỗi cán bộ khuyến nông đăng ký hướng dẫn giúp đỡ xây dựng ít nhất 01 mô hình khuyến nông phát triển kinh tế hiệu quả để tuyên truyền nhân rộng.
Hệ thống khuyến nông của tỉnh đã hướng dẫn, giúp đỡ xây dựng thực hiện được 168 mô hình sản xuất nông - lâm nghiệp. Mô hình chăm sóc cây ăn quả có múi (bưởi, cam) quy mô 03 ha do cán bộ khuyến nông Nguyễn Mạnh Tường trực tiếp thực hiện ở xã Tứ Quận (Yên Sơn), từ nguồn vốn vay 200 triệu đồng của Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank), năng suất bình quân ước đạt 25 tấn quả/năm, thu nhập trên 200 triệu đồng/năm.
Hay mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, quy mô 1,7ha cây lâm nghiệp, 0,5ha cây ăn quả, 1.000 con gà thịt, 1 ao cá... của cán bộ khuyến nông Hà Quang Mai tại xã Tân An (Chiêm Hóa), doanh thu năm 2019 đạt 450 triệu đồng, trừ chi phí, thu lãi trên 100 triệu đồng.
Nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững
Về nhiệm vụ năm 2020, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tuyên Quang xác định, tiếp tục phối hợp hướng dẫn xây dựng mô hình sản xuất rau, củ quả an toàn gắn với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường hướng dẫn, mở rộng tổ chức liên kết sản xuất, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm nông sản đảm bảo chất lượng để mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất.
Tiếp tục phối hợp với HTX nông nghiệp công nghệ cao Tiến Thành mở rộng chuỗi liên kết chăn nuôi trâu, bò vỗ béo có hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm giữa nông dân với hợp tác xã, doanh nghiệp. Tuyên truyền, hướng dẫn liên kết, mở rộng diện tích sản xuất thâm canh chè an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Cùng với đó, hướng dẫn hộ đã và đang thực hiện mô hình sản xuất nông - lâm kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật, lựa chọn, bổ sung cây trồng - vật nuôi phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.