Rau sạch vườn nhà, ủ phân chuồng hoai mục, làm cỏ bằng tay, bán ở chợ quê vẫn thu lãi cao.
Bà Lưu Thị Lãnh, thôn Tân Minh, xã Tư Mại, huyện Yên Dũng (Bắc Giang) cho biết, gia đình bà có 7 sào rau sạch, mùa nào thức ấy, sản xuất quanh năm.
Bà Lãnh đang chăm sóc cà chua
Song, chỉ có 2 vợ chồng chăm sóc, đến kỳ thu hoạch thương lái lấy tại vườn. Gặp khi có dịch Covid -19, đem ra chợ làng, giá bán vẫn cao và tiêu thụ hết.
Hiện, bà Lãnh đang trồng bí ăn ngọn, ăn quả; bí xanh, cà chua, dưa chuột… Bí ăn ngọn, sau khi thu hoạch, sẽ dừng lại, tiếp tục chăm sóc tốt để lấy quả.
Nếu thu hoạch ngọn, chỉ mất 1,5 tháng; nếu để lấy quả, phải đủ 3 tháng, giá bán tại vườn 10.000 đồng/kg.
Bà Lãnh đang chăm sóc vườn dưa chuột.
Vườn dưa chuột 2 sào, bình quân 2 lứa/năm, khoảng 1, 5 – 2 tấn/sào; bí xanh 2,5 tấn/sào, giá 10.000 đồng/kg tại vườn. Tổng thu 150 – 170 triệu đồng/năm, chỉ do 2 vợ chồng canh tác.
Kế hoạch này nhằm triển khai thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Đề án: Phát triển công nghiệp sản xuất giống; công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi; giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi; đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ ngành chăn nuôi đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Trong khuôn khổ Dự án “Tuyên truyền, vận động nông dân xử lý rác thải tại Việt Nam, góp phần vào nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính của cộng đồng quốc tế” giai đoạn 2022 - 2024". Hôm nay (23/10), 36 hội viên Hội Nông dân huyện Bảo Yên (Lào Cai) đã đi tham quan chia sẻ kinh nghiệm mô hình xử lý rác thải hữu cơ, nuôi giun (trùn) quế.