Hàng nghìn m2 đất nông nghiệp bị phân lô bán nền, đội lốt dự án; chuyển đất rừng sản xuất sang đất phi nông nghiệp và sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp là những hành vi vi phạm pháp luật cần bị xử lý nghiêm?
Bị phạt 251 triệu đồng do thực hiện các hành vi chuyển đất rừng
Chiều 22/10 vừa qua, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH An Phú Nông (trụ sở tại TP.Bảo Lộc, Lâm Đồng) với tổng số tiền 251 triệu đồng về hành vi chuyển đổi đất rừng trái phép.
Theo thông tin đăng tải trên báo Nhân Dân, quyết định trên nêu rõ, Công ty An Phú Nông đã thực hiện các hành vi vi phạm hành chính, gồm: chuyển 673,8 m2 đất rừng sản xuất là rừng trồng và chuyển 137 m2 đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên sang đất phi nông nghiệp; chuyển hơn 21,6 ha đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên và 6,96 ha đất rừng trồng sang mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp; các diện tích này đều thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm, Lâm Đồng.
Tổng cộng các hành vi trên, Công ty TNHH An Phú Nông bị phạt 125,5 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng hai lần mức phạt đối với cá nhân cùng hành vi vi phạm, quy định tại Nghị định số 91/2019/NĐ-CP của Chính phủ, do đó, tổng tiền phạt đối với công ty là 251 triệu đồng.
Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng cũng buộc Công ty An Phú Nông thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm trong vòng 60 ngày, kể từ ngày nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Trước đó, dư luận không khỏi xôn xao về vụ hàng trăm lóng gỗ thông bị “chôn tập thể” tại tiểu khu 443, xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm - lâm phần do Công ty An Phú Nông quản lý, bảo vệ.
Cụ thể, ngày 17/8, Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm phối hợp cùng lực lượng chức năng địa phương đã tiến hành đào số gỗ thông chôn lấp dưới hố sâu thuộc khoảnh 11, Tiểu khu 443. Sau khi “khai quật”, qua kiểm đếm, đo đạc có 132 lóng gỗ thông 3 lá, khối lượng 13,103 m3.
Đến ngày 22/8, cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm tiếp tục phát hiện và đào thêm thêm 27 lóng gỗ thông, với khối lượng 2,366 m3. Tổng 2 đợt là 159 lóng gỗ thông, tương đương với khối lượng 15,4 m3.
Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Bảo Lâm cho biết, vị trí chôn lấp số gỗ thông nói trên đã từng xảy ra tình trạng phá rừng vào tháng 4/2019. Thời điểm đó, có tổng cộng 53 cây thông 3 lá bị cưa hạ, với tổng khối lượng 15,164 m3 trên diện tích 4.260 m2.
Năm 2011, Công ty TNHH An Phú Nông được UBND tỉnh Lâm Đồng giao quản lý, bảo vệ hơn 140 ha rừng và đất lâm nghiệp thuộc địa bàn xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm.
Trong quá trình triển khai Dự án, Công ty An Phú Nông hợp đồng để nhiều người thuê đất hợp tác đầu tư trồng rừng, bảo vệ rừng và sản xuất nông lâm kết hợp trên diện tích của Dự án.
Tuy nhiên, trong thời gian qua, nhiều diện tích rừng, đất lâm nghiệp của Công ty đã bị lấn chiếm phục vụ cho việc sản xuất nông nghiệp.
Liên tiếp xảy ra 13 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp trong vòng một tuần
Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, chấn chỉnh công tác quản lý bảo vệ rừng và xử lý nghiêm vi phạm tại Ban Quản lý rừng Tà Nung và một số chủ rừng để xảy ra vi phạm thời gian qua.
Đồng thời, chính quyền tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo tiếp tục điều tra, xử lý nghiêm vụ khai thác rừng trái phép tại Tiểu khu 132 huyện Lạc Dương và vụ vận chuyển động vật rừng hoang dã quý hiếm xảy ra tại thành phố Bảo Lộc.
Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Đông ở thành phố Bảo Lộc cũng đã bị xử phạt 251 triệu đồng vì vi phạm chuyển đổi trái phép đất rừng sang đất nông nghiệp.
Trước đó, theo báo cáo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, chỉ trong 1 tuần (từ ngày 9 đến ngày 15/10/2020) trên địa bàn toàn tỉnh đã xảy ra 13 vụ vi phạm Luật Lâm nghiệp với 0,35 ha rừng bị ảnh hưởng, làm thiệt hại gần 40 m3 gỗ tròn; đã xảy ra các vụ vận chuyển, tàng trữ mua bán, chế biến trái phép 4,59 m3 gỗ tròn và 6,1 m3 gỗ xẻ. Tỉnh Lâm Đồng đã xử lý hành chính 11 vụ vi phạm với số tiền 142 triệu đồng, tịch thu 20 kg động vật rừng, 6 chiếc xe máy, 1 cưa máy và trên 2,5 m3 gỗ.
Hai vụ vi phạm nổi cộm trong tuần qua là vụ việc ngày 6/10/2020 - đối tượng Kon Sa Ha Hôn (sinh năm 1970 trú tại thôn Đa Tro, xã Đa Nhim, huyện Lạc Dương) đã dùng cưa máy để cưa hạ 6 cây thông 3 lá với khối lượng 13,6 m3, tại Tiểu khu 132, xã Đạ Sar, thuộc địa phận do Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thác Rồng quản lý. Hiện Công an huyện Lạc Dương đã quyết định khởi tố vụ án.
Vụ thứ hai xảy ra vào ngày 8/10/2020. Công an thành phố Bảo Lộc phối hợp với Hạt Kiểm lâm thành phố đã phát hiện tài xế Nguyễn Thế Học điều khiển xe khách mang biển kiểm soát 49D-002.22 đi từ thành phố Đà Lạt đến thành phố Hồ Chí Minh, chở theo động vật quý hiếm. Tang vật vi phạm được phát hiện gồm 2 cá thể tê tê, 1 cá thể trăn gấm và 3 cá thể dúi, tất cả đều còn sống, cân nặng 24 kg. Sau đó, cơ quan chức năng thành phố Bảo Lộc đã bàn giao số động vật rừng hoang dã trên cho Trung tâm Cứu hộ, bảo tồn và phát triển động vật hoang dã thuộc Vườn quốc gia Cát Tiên chăm sóc bảo vệ trước khi thả về thiên nhiên.
Ngày 21/10/2020, ông Nguyễn Văn Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cũng đã ký Quyết định số 2391/QĐ-XPVPHC, xử phạt hành chính Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (trụ sở ở số 158 Trần Phú, phường Lộc Sơn, thành phố Bảo Lộc) 251 triệu đồng về hành vi chuyển 21,6 ha đất rừng tự nhiên, 6,96 ha đất rừng trồng sang đất nông nghiệp; chuyển 137 m2 đất rừng tự nhiên, 673,8 m2 đất rừng trồng sang đất phi nông nghiệp tại xã Lộc Phú, huyện Bảo Lâm. Các hành vi này đã vi phạm quy định tại Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP. Ngoài ra, Công ty An Phú Nông còn bị buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm.
Đối với những trường hợp tự chuyển đổi từ đất trồng lúa sang đào ao, khoan giếng lấy nước mặn nuôi tôm thẻ chân trắng ở vùng Đồng Tháp Mười của tỉnh Long An phát sinh từ năm 2023 đến nay phải xử lý vi phạm theo đúng quy định pháp luật, trong đó buộc phải khôi phục lại hiện trạng đất ban đầu và trám lấp giếng.
Những năm gần đây, hoạt động nhập lậu gia súc qua biên giới tại địa bàn tỉnh Long An thường hay xảy ra. Tuy nhiên, số lượng gia súc nhập lậu thường nhỏ lẻ, vài con và không thường xuyên. Dù vậy, nhập lậu động vật vẫn tiềm ẩn những nguy cơ phát sinh, lây nhiễm dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và cả con người.
Liên quan đến những vi phạm của Công ty CP truyền thông và du lịch Phú Yên tại khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm, mà Kinh tế nông thôn có bài phản ánh, ông Nguyễn Công Thành, Phó Chủ tịch UBND TP. Tuy Hoà (Phú Yên), khẳng định, sẽ cưỡng chế nếu khu du lịch nông nghiệp Sông Ba Farm không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả là buộc khôi phục tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm và buộc trả lại đất đã lấn, chiếm theo quy định trong quý IV/2024.